SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬTSố: 65 /TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ,
ngày 01 tháng 3 năm 2017
|
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh
tháng 02/2017
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 03/2017
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
HẠI TRONG THÁNG 02/2017:
1. Trên lúa xuân trung:
- Ốc bươu vàng: Phát sinh và gây hại nhẹ tại huyện Thanh
Thủy. Diện tích nhiễm 28,5 ha; diện tích phòng trừ 28,5 ha.
- Chuột: Gây hại nhẹ đến
trung bình tại huyện Lâm Thao, Việt Trì, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba.
Diện tích nhiễm 362,4 ha.
- Bọ trĩ: Gây hại tại
huyện Đoan Hùng; diện tích nhiễm 18,7 ha. Mức độ gây hại nhẹ.
- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại tại các huyện Tam Nông, Việt Trì, Thanh Thủy, Yên
Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 259,8
ha.
Ngoài ra: Bệnh đạo ôn lá, ruồi đục nõn, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ,
rầy các loại hại rải rác.
2. Trên lúa xuân
muộn:
- Ốc bươu vàng: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Tam
Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê. Diện tích nhiễm 431,5 ha.
- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại tại nhẹ các huyện Tam Nông, Việt Trì, Thanh Thủy,
Đoan Hùng. Diện tích nhiễm 715,2 ha.
Ngoài ra: Chuột hại cục bộ. Bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu đục thân, sâu cuốn
lá nhỏ, rầy các loại hại rải rác.
3. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây hại tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn. Diện
tích nhiễm 486,8 ha. Mức độ gây hại nhẹ.
- Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại tại huyện Thanh Sơn; diện tích nhiễm 187,8
ha. Mức độ gây hại nhẹ.
- Rầy xanh: Phát sinh gây hại tại huyện Tân Sơn; diện tích nhiễm 359,5
ha. Mức độ gây hại nhẹ.
- Nhện đỏ: Phát sinh và gây hại tại huyện Thanh Sơn; diện tích nhiễm
187,8 ha. Mức độ gây hại nhẹ.
Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, sâu vẽ bùa, phát
sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện
lông nhung, bệnh thán thư, bệnh sương mai,... hại rải rác
trên cây nhãn vải.
5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh
khô lá, bệnh chết ngược, ... gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 03/2017:
1. Trên lúa xuân trung:
- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện
thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao bệnh có thể bùng phát gây hại nhẹ, cục bộ
hại nặng. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Cẩm Khê, Việt Trì, Lâm Thao, Thanh
Thủy, ...
- Chuột, bệnh khô vằn, bệnh sinh
lý hại nhẹ đến trung bình; Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,... hại
rải rác.
2. Trên lúa xuân muộn:
- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện
thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao bệnh đạo ôn lá có thể bùng phát gây hại
nhẹ, cục bộ hại nặng. Các huyện cần lưu ý: Tam Nông, Thanh Sơn, Hạ Hòa, Thanh
Ba, Yên Lập, Cẩm Khê, ... .
Ngoài ra:
Chuột gây hại cục bộ. Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân cú mèo,
bệnh sinh lý,... gây hại rải rác.
3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh, bệnh đốm nâu,
đốm xám hại rải rác.
4.
Trên cây ăn quả: Rệp sáp, sâu vẽ bùa,
bệnh chảy gôm,
bệnh thối hoa, ... hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông
nhung, bệnh
thán thư, sương mai hại rải rác trên cây nhãn, vải.
5. Trên cây lâm
nghiệp: Sâu ăn lá, sâu xanh, bệnh chết ngược trên cây keo gây hại rải rác.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:
1. Trên lúa xuân: Để đảm bảo năng suất lúa, cần hướng dẫn
cho bà con nông dân cần tập trung chăm sóc, bón phân đủ lượng, đúng thời điểm,
áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM), cụ thể:
- Chuột
hại: Tổ chức thực hiện tốt đợt
diệt chuột tập trung đợt 2 từ ngày 25/02 - 20/3/2017 theo nội dung công văn số
36/SNN-BVTV ngày 12/01/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT. Sau khi kết thúc các đợt
diệt chuột tập chung thì cần tiếp tục thực hiện diệt chuột thường xuyên bằng
các biện pháp tổng hợp.
- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng chớm bị
bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ
đủ nước trong ruộng. Những ruộng có vết bệnh mới mà trong điều kiện thời tiết
âm u, ẩm độ không khí cao thì tiến hành phòng trừ ngay bằng các loại thuốc ví
dụ như: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sieubem 777WP, Funhat 40WP,... .
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường
làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vối bột + 10-15 kg supe lân
kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải
độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...
- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra
khỏi ruộng. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên
10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc ví dụ như: Boxer 15GR; StarPumper 800WP; Clodansuper
700 WP; Pazol 700WP, ....
2.Trên
chè: Phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt
ngưỡng:
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại
trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví
dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,... .
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các
loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG),
Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben
2.0EC (3.6WG),
Agri-one 1SL,...
- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ
lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ
bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec
1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin 100SL,....
3. Trên cây bưởi:
-
Sâu vẽ bùa: Khi cây có trên 20% lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ
như thuốc: Catex 1.8EC 3.6EC, Chip 100 SL, Fimex 36EC, Soka 24.5EC,
Altivi 0.3EC, Trutat 0.32EC, Dantotsu 16 SG, Agri-one 1SL, ...
- Rệp sáp: Khi cây có
trên 25% cành, lá hại sử dụng
các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC,
Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC, Actara 25WG, ...
- Bệnh chảy gôm: Đối
với vết hại cục bộ ở phần thân gốc cạo sạch vết bệnh và quét vào vết bệnh, nếu
cây bị nhẹ có thể phun sử
dụng các loại thuốc đặc hiệu ví dụ như thuốc:
Stifano 5.5SL, Tungsin-M 72 WP, Alpine
80 WP, Sat 4 SL, ...
4. Ngoài ra: Theo dõi chặt
chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả khác (nhãn, vải, chuối,..), cây lâm nghiệp chỉ
phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.
Lưu ý: Chỉ
sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam,
pha và phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn; khi sử dung thuốc BVTV xong phải thu
gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);
- GĐ; PGĐ Sở: Ô. Anh (b/c);
- UBND các huyện, thành, thị;
- Phòng TT Sở;
- Lãnh đạo CC; các phòng, trạm BVTV (s/i);
- Tổ Website Chi cục (để đăng);
- Lưu: VT, KT (18b).
|
KT. CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Trường Giang
|