Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa từ 19 - 25/7/2018
Gửi bài In bài

Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, trà trung trong giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ đã tiến hành điều tra sâu bệnh ngày 23 - 24/7/2018, thông báo kết quả và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại:

- Trên trà sớm: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ bắt đầu ra rộ mật độ phổ biến 0,5 - 1,0 con/m2, cao 3,0 - 5,0 con/m2, cục bộ 8,0 - 10 con/m2 (Kinh Kệ - Lâm Thao); mật độ trứng phổ biến 4,0 - 8,0 quả/m2, cao 12 - 32 quả/m2, cục bộ 40 - 60 quả/m2 (Lâm Thao, Hạ Hòa), cá biệt ruộng 80 - 100 quả/m2 (Kinh Kệ, Bản Nguyên - Lâm Thao).

- Trên trà trung: Sâu non tuổi 4,5 tiếp tục gây hại nhẹ tại các huyện, thành, thị và chuyển lứa. Mật độ phổ biến 4,0 - 16 con/m2, cao 21 - 40 con/m2; diện tích nhiễm 176,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

Như vậy, về phát dục sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục có sự phân ly giữa hai trà lúa.

* Dự báo: Trưởng thành tiếp tục ra rộ, di chuyển và đẻ trứng, mật độ trứng tiếp tục tăng lên trên trà sớm, sâu non lứa 5 nở rộ từ ngày 30/7/2018 trở đi, gây hại trên trà sớm đang đứng cái vào đầu đến giữa tháng 8/2018, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích dự kiến cần phòng trừ trên trà sớm khoảng 4.000 ha. Trên trà trung, sâu cuốn lá nhỏ đang chuyển lứa, phát dục chậm hơn 7 - 10 ngày so với trà sớm. Diện tích dự kiến cần phòng trừ khoảng trên 7.700 ha, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sâu chuyển lứa.

Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Thủy, Cẩm Khê, TP. Việt Trì, ....  

2. Bệnh sinh lý:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh rải rác tại huyện Lâm Thao, Đoan Hùng; tỷ lệ bệnh trung bình 2,0 - 5,0%; cao 8,0 - 9,0%; cục bộ 20% (Sơn Dương, Hợp Hải - Lâm Thao); chưa có diện tích nhiễm đến ngưỡng thông kê (giảm so với CKNT 2.184,2 ha).

* Dự báo: Trong thời gian tới, trời tiếp tục có giông lốc, kèm theo mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cây lúa chuyển sang giai đoạn đứng cái - làm đòng rất mẫn cảm, bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng trũng ứ đọng nước, ruộng hẩu, ruộng dộc chua,….

3. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,0 - 6,0%, cao 8,3  - 12%, cục bộ 24% (Thanh Ba). Diện tích nhiễm 57,1 ha (Nhiễm nhẹ 49,7 ha, nhiễm trung bình 7,4 ha) tại huyện Thanh Ba, Lâm Thao, Cẩm Khê; giảm 638,1 ha so với CKNT.

* Dự báo: Trong thời gian tới, thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các huyện cần lưu ý: Thanh Ba, Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh.

4. Ngoài ra: Chuột bắt đầu di chuyển và gây hại rải rác trên đồng ruộng, nhất là những diện tích ven gò, ven kênh mương, đường lớn, gần trang trại chăn nuôi. Sâu đục thân, rầy các loại, ốc bươu vàng hại rải rác.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các huyện, thành, thị:

Tiếp tục thực hiện tốt văn bản số 796 /CV-SNN ngày 26 tháng 6 năm 2018,  Về việc tiếp tục chỉ đạo phòng trừ bệnh Lùn sọc đen và Vàng lụi hại lúa vụ mùa năm 2018; Văn bản số 847/CV-SNN ngày 9 tháng 7 năm 2018, về việc tăng cường chỉ đạo diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ đạo các phòng, trạm chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn huy động cán bộ khuyến nông cơ sở, bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng trong thời gian cao điểm để phát hiện kịp thời và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh theo hướng dẫn của Chi cục; Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra việc kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Giao trạm Trồng trọt và BVTV các huyện, thành, thị: Tăng cường công tác điều tra, DTDB, ra thông báo hàng tuần, tham mưu chỉ đạo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, có hiệu quả.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kết hợp biện pháp thủ công để bắt, diệt trưởng thành, nhộng, sân non. Khi ruộng lúa có mật độ sâu non cao trên 20 con/m2 thì cần phun trừ bằng các loại thuốc trừ sâu có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, (Ví dụ như: Clever 300 WG, Hd-Fortuner 150 EC, Rigell 800 WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR, Bemab 52 WG...). Cần phân loại đồng ruộng, chỉ phun thuốc trên diện tích nhiễm sâu non vượt ngưỡng, tránh phun thuốc tràn lan để bảo vệ thiên địch và môi trường sinh thái.

Thời gian phun thuốc phòng trừ trà sớm tốt nhất từ ngày 30/7 đến 05/8/2018; trà trung muộn hơn từ 7- 10 ngày.

- Bệnh sinh lý: Tiến hành làm cỏ sục bùn để cung cấp oxi cho bộ rễ lúa hoạt động, bón bổ sung lân và vôi bột để lúa nhanh hồi phục hoặc sử dụng các chế phẩm có trên thị trường ví dụ như: XO Sogan Siêu ra rễ, XO Siêu lân, hoặc một số loại phân bón qua lá, …để phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc anphacol 70 WP… để phun: Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Diệt chuột tập trung (Từ ngày 20/7/2018 đến ngày 30/7/2018): Sử dụng bả sinh học, thuốc hóa học, ...  có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam  (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ...  trộn thành bả; mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB…).

- Các đối tượng khác:  Cần chú ý theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ theo thông báo, hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV.

Lưu ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH DỰ KIẾN PHÒNG TRỪ

SÂU CUỐN LÁ NHỎ VỤ MÙA 2018

(Kèm theo Thông báo số 149 /TB-TT&BVTV ngày 25 tháng 7 năm 2018

của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

STT

Huyện

Dự kiến diện tích cần phòng trừ (ha)

Tổng số

Trà sớm

Trà trung

1

Hạ Hòa

2.300

1.300

1.000

2

Lâm Thao

1.565

912

653

3

Yên Lập

1.500

1500

4

Thanh Ba

1.300

500

800

5

Cẩm Khê

1.095

300

795

6

Tân Sơn

300

300

7

Đoan Hùng

900

 -

900

8

Thanh Sơn

660

 -

660

9

Việt Trì

580

280

300

10

Thanh Thủy

570

570

11

Tam Nông

550

250

300

12

Phù Ninh

500

200

300

13

Phú Thọ

200

 -

200

Tổng

12.020

4.312

7.708

 

 

 

 

 



THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn