SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
Số: 261
/BC-TT&BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ,
ngày 23 tháng 10 năm 2018
|
BÁO CÁO
Đánh giá tình hình
sản xuất, sâu bệnh và tỷ lệ thiệt hại
trên các trà,
giống lúa vụ mùa năm 2018
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo:
- Ngay từ đầu vụ, Chi cục đã xây
dựng và triển khai Phương án Bảo vệ thực vật vụ mùa - vụ đông; chỉ đạo thực
hiện rà soát 39 điểm điều tra DTDB trên cây lúa, 21 điểm trên cây chè; 04 điểm
trên cây ăn quả, 04 điểm trên cây rừng phù hợp với cơ cấu cây trồng của từng
huyện, thành, thị. Duy trì 04
bẫy đèn tại huyện Thanh Thủy, Đoan
Hùng, Thanh Sơn và Phù Ninh.
- Thực hiện 17 kỳ điều tra, 04 đợt tổng điều tra sâu bệnh trong cao điểm.
Căn cứ vào kết
quả điều tra, đã tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị
ban hành văn bản chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa kịp thời, hiệu quả (Chi tiết tại bảng 1 kèm theo).
- Công tác
tập huấn, tuyên truyền được tăng cường: Viết và gửi đăng 09 tin,
bài trên Báo Phú Thọ và bản tin Nông nghiệp nông thôn Phú Thọ, trên trang Web
của Chi cục BVTV và Sở Nông nghiệp và PTNT. Phối hợp xây dựng 04 chuyên mục, phóng sự Khuyến nông - BVTV về phòng trừ sâu bệnh phát
trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh. Sưu
tầm 10 Clip gửi đăng Website Sở và Website Chi cục.
2. Đánh giá tình hình sản xuất, sâu bệnh và tỷ lệ thiệt hại:
2.1. Tình
hình sản xuất: (Chi tiết tại bảng
2, 3, 4, 5)
- Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ mùa là 27.537 ha/30.300 ha
KH, đạt 90,9% KH, giảm 2,6 nghìn ha so với cùng kỳ (nguyên nhân giảm diện tích do: Bỏ vụ
không cấy: 776 ha, chuyển đổi cơ cấu cây trồng: 390,85 ha, do thiệt hại cơn bão
số 3: 1,52 nghìn ha). Năng suất lúa
mùa ước đạt 51,6 tạ/ha, tăng 3,1 tạ/ha so cùng kỳ. Sản lượng lúa ước đạt 142 nghìn
tấn, giảm 4 nghìn tấn so cùng kỳ.
-
Về biện pháp canh tác: Tổng diện tích áp dụng SRI đạt 11,2 ngàn ha,
chiếm 40,8%, trong đó SRI toàn phần 1.166,5ha; diện tích lúa gieo thẳng 2,4
ngàn ha, chiếm 8,9%.
- Tỷ lệ cơ cấu giống:
Diện tích lúa lai 11.516 ha, chiếm 41,8% tổng diện tích gieo cấy; lúa chất lượng cao 10.264
ha, chiếm 37,3% tổng diện tích gieo cấy.
- Tỷ lệ
các trà lúa: Trà mùa sớm 9,29 nghìn ha,
chiếm 33,7% diện tích gieo cấy; trà mùa trung 18,24 nghìn ha, chiếm 66,3% diện
tích gieo cấy.
- Tỷ lệ một số giống chính:
+ Lúa lai: Nhị ưu 838 chiếm 15,9%, Nhị ưu số 7
chiếm 8,7%, TH 3-5 chiếm 3,2%, TH 3-4 chiếm 1,3%.
+ Lúa thuần: Khang dân 18 chiếm 19,7%, Thiên ưu 8
chiếm 13,8%, HT1 chiếm 10,6%, TBR 225 chiếm 5,7%, Kim cương 111 chiếm 1,5%, Nếp
87, 97 chiếm 3,3%, RVT chiếm 0,9%, J02 chiếm 0,7%, BC15 chiếm 0,4%.
2.2.
Tình hình sâu bệnh hại:
Vụ
mùa 2018, thời tiết có những diễn biến phức tạp, nắng nóng trên diện rộng vào
đầu tháng 6 đến đầu tháng 7, lượng mưa trong tháng 6 ở mức xấp xỉ TBNN, từ tháng 7 trở đi xảy ra
nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng tại nhiều địa phương trong tỉnh, làm
ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa; tình hình dịch hại cũng
có những diễn biến phức tạp, cụ thể: (Chi tiết tại bảng 6).
- Bệnh khô vằn:
Diện tích nhiễm 17.427,7 ha (nhiễm nhẹ 10.532,5 ha, trung bình 6.252,4 ha, nặng
642,7 ha), thấp hơn 1.594,2 ha so với
năm 2017, mức độ hại nhẹ hơn. Diện tích bị thiệt hại năng suất 7.167,2 ha,
trong đó: Trà sớm 1.532,8 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,132%; trà trung 5.634,4 ha, tỷ
lệ thiệt hại 0,152%.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Diện
tích nhiễm 1.638,8 ha (Nhiễm nhẹ 1.395,2 ha, trung bình 165,3 ha, nặng 34,0 ha),
thấp hơn 737,2 ha so với năm 2017. Diện tích bị thiệt hại năng suất 594,7 ha, trong
đó: Bệnh bạc lá 566,7 ha (trà sớm 52,5 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,005%; trà trung 514,2
ha, tỷ lệ thiệt hại 0,011%); bệnh đốm sọc 28,0 ha (trà sớm 28,0 ha, tỷ lệ thiệt
hại 0,002%).
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 6.180,5
ha (nhiễm nhẹ 3.731,5 ha, trung bình 2.112,6 ha, nặng 336,3 ha), cao hơn 3.232,7
ha so với năm 2017. Diện tích bị thiệt hại năng suất 3.210,7 ha, trong đó: Trà
sớm 296,2 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,0196%; trà trung 2.914,5 ha, tỷ lệ thiệt hại
0,076%.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh muộn
hơn so với năm 2017, tổng diện tích nhiễm là 17.715 ha (nhiễm nhẹ 6.992,2 ha,
trung bình 8.942,9 ha, nặng 1.779,8 ha), cao hơn 407,8 ha so với năm 2017, mức
độ hại nhẹ hơn. Diện tích bị thiệt hại năng suất 75 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,007%.
- Sâu đục thân: Diện tích nhiễm 1.225,6
ha (nhiễm nhẹ 944,3 ha, trung bình 269,3 ha, nặng 12 ha), cao hơn 910,3 ha so
với năm 2017, mức độ hại nặng hơn. Diện tích bị thiệt hại năng suất 1.012,4 ha,
trong đó: Trà sớm 270,5 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,016%; trà trung 741,9 ha, tỷ lệ
thiệt hại 0,049%.
- Chuột: Diện tích bị hại 539,1 ha (hại
nhẹ 511 ha; trung bình 28,1 ha), thấp hơn 2.463,7 ha so với năm 2017. Diện tích
bị thiệt hại năng suất 42 ha, tỷ lệ thiệt hại 0,010%.
- Bọ xít dài: Gây hại trên các trà
lúa, diện tích nhiễm 993,2 ha (nhiễm nhẹ 893,4 ha, trung bình 99,8 ha), cao hơn
70,7 ha nhưng mức độ gây hại nhẹ hơn so với năm 2017.
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên các trà
lúa vào đầu vụ, diện tích nhiễm thấp hơn nhưng mức độ gây hại nặng hơn so với
năm 2017. Diện tích nhiễm 966,9 ha (nhiễm nhẹ 905,8 ha, trung bình 53,3 ha,
nặng 7,8 ha).
- Ngoài ra: Bệnh sinh lý, châu chấu,
... gây hại nhẹ.
2.3. Đánh giá tỷ lệ thiệt hại do dịch hại
gây ra trên các trà, giống:
*
Tỷ lệ thiệt hại trên một số giống lúa chính (Chi tiết tại Bảng 7):
- KD18: Tỷ lệ thiệt hại 0,196%; trong đó:
Do khô vằn 0,105%; sâu đục thân 0,038%; rầy các loại 0,034%; chuột 0,0016%; bạc
lá 0,0096%; sâu cuốn lá nhỏ là 0,007%.
- HT1: Tỷ lệ thiệt
hại 0,210%; trong đó: Do khô vằn 0,122%; bạc lá 0,017%; đốm sọc vi khuẩn
0,0013%; sâu đục thân 0,042%; rầy các loại 0,027%.
- Thiên Ưu 8: Tỷ lệ thiệt hại 0,239%;
trong đó: Do khô vằn 0,126%; bạc lá 0,011%;
rầy các loại 0,039%; chuột 0,004%; sâu cuốn lá nhỏ là 0,005%; sâu đục
thân 0,053%.
- Nhị ưu 838: Tỷ lệ thiệt hại 0,171%; trong đó: Do bệnh khô vằn
0,100%; bạc lá 0,004%; chuột 0,006%; rầy các loại 0,037%; sâu đục thân 0,024%.
- TH3-5: Tỷ lệ thiệt hại 0,173%; trong đó:
Do khô vằn 0,131%; rầy các loại 0,015%; sâu đục thân 0,007%; sâu cuốn lá
0,019%.
-
TH3-4: Tỷ lệ thiệt hại 0,278%; trong đó: Do khô vằn 0,167%; bạc lá 0,024%; rầy
các loại 0,074%; sâu đục thân 0,012%.
-
Nhị ưu số 7: Tỷ lệ thiệt hại 0,338%; trong đó: Do khô vằn 0,223%; bạc lá 0,007%;
rầy các loại 0,079%; sâu đục thân 0,028%.
-
TBR225: Tỷ lệ thiệt hại 0,581%; trong đó: Do khô vằn 0,224%; bạc lá 0,005%; rầy
các loại 0,125%; sâu đục thân là 0,227%.
-
Kim cương 111: Tỷ lệ thiệt hại 0,132%;
trong đó: Do khô vằn 0,072%; rầy các loại 0,060%.
-
Nếp 97: Tỷ lệ thiệt hại 0,190%; trong đó: Do khô vằn 0,081%; rầy các loại 0,104%;
sâu đục thân 0,004%.
-
RVT: Tỷ lệ thiệt hại 0,130%; trong đó: Do khô vằn 0,130%.
-
Giống khác: Tỷ lệ thiệt hại 0,279%; trong đó: Do khô vằn 0,143%; bạc lá 0,006%;
rầy các loại 0,043%; sâu đục thân 0,086%.
* Tỷ lệ thiệt hại trên các trà (Chi tiết tại bảng 8):
Tỷ
lệ thiệt hại chung trên toàn tỉnh là 0,264%; trong đó trà mùa sớm 0,191%, mùa
trung 0,288%. Cụ thể:
- Trà mùa sớm: 0,191%.Trong đó: Do khô vằn là 0,132%;
bạc lá 0,005%; chuột 0,010%; đốm sọc 0,002%; rầy các loại 0,019%; sâu cuốn lá
nhỏ 0,007%; sâu đục thân 0,016%.
-
Trà mùa trung: 0,288%. Trong đó: Do khô vằn 0,152%; bạc lá 0,011%; rầy các loại
0,076%; sâu đục thân 0,049 %.
3. Đánh giá chung:
-
Chi cục đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị, tăng cường kiểm tra
thực tế tình hình sản xuất; theo dõi diễn biến của thời tiết để kịp thời tham
mưu cho Lãnh đạo Sở ban hành văn bản chỉ đạo đẩy mạnh gieo cấy, chăm sóc, khôi
phục sau bão lũ đối với sản xuất lúa vụ mùa năm 2018.
- Chi cục đã làm tốt
công tác điều tra, DTDB, tham mưu kịp thời các cấp biện pháp xử lý, phòng trừ
có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ được đẩy mạnh bằng
nhiều hình thức như phát thanh tại các địa phương, truyền hình, báo viết, trang
điện tử, các buổi tập huấn.
- Vụ mùa năm 2018, nhiều đối tượng sâu
bệnh phát sinh muộn hơn so với cùng kỳ (sâu cuốn lá, rầy, sâu đục thân, bệnh
khô vằn, ...), đối với rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân tăng về
diện tích nhiễm nhưng mức độ nhiễm nhẹ hơn so với cùng kỳ và nhiều năm; một số
đối tượng giảm về mức độ và tỷ lệ gây hại như: Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,
chuột. Tỷ lệ thiệt hại chung của vụ mùa 2018 là 0,264%; trong đó trà mùa sớm 0,191%;
mùa trung 0,288%, (Vụ mùa 2017, tỷ lệ thiệt hại chung là 0,355%; trong đó trà
mùa sớm 0,38%, mùa trung 0,337%). Tỷ lệ thiệt hại chung cả năm là 0,141%, với tỷ lệ hại như vậy an toàn cho sản xuất. Đảm
bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
4. Đề nghị:
- Các địa phương tiếp tục theo dõi chặt
chẽ thời vụ gieo cấy, cơ cấu trà, nhất là các giống lúa gieo cấy trên địa bàn một
số giống lúa có bản lá to, mềm có tỷ lệ nhiễm bệnh bạc lá cao để tổng kết, rút
kinh nghiệm làm cơ sở chỉ đạo sản xuất cho các vụ, năm tiếp theo. Đưa ra khỏi
cơ cấu giống và thời vụ cây trồng vụ mùa giống lúa RVT, TH 3-4 vì có tỷ lệ gieo
cấy rất thấp.
- Các cấp chính quyền tiếp tục phối hợp,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế
hoạch số 4848/KH-UBND ngày
23/11/2015 về “Đẩy mạnh ứng
dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng áp dụng SRI, áp dụng quản lý
dịch hại IPM trên các loại cây trồng. Chỉ đạo nông dân phòng trừ theo hướng dẫn
của cơ quan chuyên ngành về BVTV.
- Tuyên truyền, khuyến cáo nông dân giảm
chủng loại giống trên cùng một khu, cánh đồng, tập trung vào một số giống chính
theo hướng dẫn cơ cấu giống của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Tăng cường thanh, kiểm tra chất lượng
vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là việc hướng dẫn sử dụng
thuốc BVTV sai với nhãn thuốc BVTV, sai đối tượng cây trồng. (Sử
dụng thuốc BVTV kèm theo phân bón qua lá hoặc thuốc kích thích sinh trưởng để
phun phòng trừ bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, ...).
Trên đây là báo cáo kết quả sản xuất, tình hình sâu bệnh và đánh
giá tỷ lệ thiệt hại trên các trà, giống lúa vụ mùa năm 2018, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận:
- Sở
Nông nghiệp và PTNT: Ô.Anh - PGĐ (b/c);
- UBND
các huyện, thành, thị;
- Trung
tâm BVTV phía Bắc;
- LĐ
CC; các phòng, Trạm TT&BVTV (s/i);
- Lưu: VT.
|
CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Văn Đạo
|