I/ TÌNH HÌNH
SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 5/2019:
1. Trên lúa xuân trung:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.275,7
ha (Nhiễm nhẹ 1.625 ha, trung bình 549,9 ha, nặng 100,8 ha (tại Hạ Hòa), tăng
so với CKNT 131,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 538,2 ha.
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 1.265,7
ha (Nhiễm nhẹ 720,6 ha, trung bình 232,1 ha, nặng 313 ha (tại Lâm Thao, Hạ Hòa),
tăng so với CKNT 862,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 576 ha.
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 215,7
ha (Nhiễm nhẹ 174,3 ha, trung bình 41,4 ha) tại huyện Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba,
Cẩm Khê; tăng so với CKNT 148,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 41,4 ha.
2. Trên lúa xuân muộn:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3.189,9 ha
(Nhiễm nhẹ 1.937 ha, trung bình 1.073,2 ha, nặng 179,7 ha (ở Đoan Hùng, Hạ Hòa,
Phù Ninh, Lâm Thao), giảm so với CKNT 1.625,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 1.616,8
ha.
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 2.149 ha
(Nhiễm nhẹ 1.514 ha, trung bình 635 ha) tại hầu hết các huyện, thành, thị; tăng
so với CKNT 1.619,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 592,9 ha. Diện tích nhiễm trứng
rầy 53 ha (Chủ yêu nhiễm nhẹ); tăng so
với CKNT 53 ha.
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 193,3 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phú Thọ, Thanh Sơn;
tăng so với CKNT 174,7 ha.
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 33,3
ha (Chủ yếu nhiễm trung bình) tại Hạ Hòa; tăng so với CKNT 33,3 ha. Diện tích
đã phòng trừ 33,3 ha.
- Sâu đục thân: Diện tích bị hại 15,2 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Phù Ninh; tăng so với CKNT 15,2 ha.
3. Trên ngô xuân:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 42,9 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng; giảm so với CKNT 30,4 ha.
- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 44,69
ha (Nhiễm nhẹ 44,18 ha, trung bình 0,44 ha, nặng 0,07 ha (Đoan Hùng)) tại Thanh
Sơn, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Hạ Hòa; tăng so với CKNT
44,69 ha. Diện tích đã phòng trừ 44,69 ha.
4. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 1.363,9 ha
(Nhiễm nhẹ 1.314,2 ha, trung bình 49,7 ha) tại Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Ba,
Cẩm Khê, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa; giảm so với CKNT 157,6 ha. Diện tích đã
phòng trừ 49,7 ha.
- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 1.122,8 ha (Nhiễm
nhẹ 915,6 ha, trung bình 207,2 ha) tại Thanh Sơn, Yên
Lập, Tân Sơn, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê; giảm so với CKNT 177,6 ha. Diện tích đã
phòng trừ 207,2 ha.
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 1.056,8 ha
(Nhiễm nhẹ 865,8 ha, trung bình 191 ha) tại Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê,
Tân Sơn, Đoan Hùng; giảm so với CKNT 230,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 175,8 ha.
- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 816,9 ha (Nhiễm
nhẹ 652,9 ha, trung bình 164 ha) tại Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa;
tăng so với CKNT 816,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 164 ha.
5. Trên cây ăn quả: Câu cấu xanh,
nhện đỏ, bọ xít vai nhọn, ve sầu, bệnh thán thư, rệp các loại, sâu xanh bướm phượng, bệnh chảy gôm, bệnh
loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bọ xít nâu, nhện lông
nhung, bệnh thán thư hại nhãn vải.
6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô
lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
THÁNG 6/2019:
1. Trên mạ mùa: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, Rầy các loại, cào cào, châu chấu gây hại nhẹ, chuột
hại cục bộ.
2.
Trên lúa mùa:
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng
trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại trên
lúa mới cấy, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình.
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng
dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai
mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Chuột: Gây hại trên lúa mùa sớm khu vực ven đồi, gò,
ven làng; mức độ hại nhẹ.
- Ngoài ra: Sâu đục thân hại rải rác.
3. Trên cây ngô hè: Sâu
keo mùa thu hại nhẹ đến trung bình.
Sâu xám, sâu ăn lá, chuột hại nhẹ.
4. Trên cây chè: Rầy
xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.
5. Trên
cây ăn quả: Câu cấu xanh, nhện, sâu đục thân,
cành, rệp
các loại, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bọ
xít nâu, nhện lông nhung, bệnh thán thư hại nhãn, vải.
6.
Trên cây lâm nghiệp: Bệnh phấn trắng,
sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác.
Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ, lúa mùa:
- Trên mạ: Áp dụng kỹ thuật
SRI, gieo thưa (1kg thóc giống trên 10m2), bón phân chuồng hoai mục và
bón lót phân NPK 5.10.3 cho cây mạ sinh trưởng khoẻ; hạn chế tối đa gieo cấy
các giống có mẫn cảm với bệnh bạc lá (TH3-3, GS9, Nhị ưu số 7,...) trên các khu
đồng đã nhiễm bạc lá từ vụ trước, năm trước.
+ Theo
dõi và bắt mẫu rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen, khi phát hiện hướng dẫn
phòng trừ sớm, kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền
bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng
lụi (vàng lá di động). Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng
một số loại thuốc, ví dụ: Cruiser Plus 312.5FS, Enaldo 40FS, Gaucho 600FS, …. Phun
thuốc phòng trừ rầy cho mạ trước khi cấy 3 - 5 ngày bằng một số loại thuốc, ví
dụ: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire 050 EC,...
+ Tích cực diệt chuột bằng biện
pháp kỹ thuật tổng hợp.
- Trên lúa:
Làm đất kỹ, bón vôi khử chua, xử lý rơm rạ để hạn chế nguồn sâu bệnh và bệnh
nghẹt rễ cho lúa sau cấy. Áp dụng kỹ thuật SRI: Bón lót phân chuồng hoai mục,
phân lót đầy đủ, cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh, cấy nông tay, mật độ 35
- 40 dảnh/m2; chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp
lúa sinh trưởng tốt. Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh: Ốc bươu vàng,
sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, ...
2. Trên cây ngô:
- Tập
trung thu hoạch những diện tích ngô đã chín.
- Làm đất, gieo hạt theo
đúng khung lịch thời vụ và kế hoạch sản xuất.
- Sâu keo mùa thu: Áp dụng quản lý
dịch hại tổng hợp IPM. Sử dụng thuốc khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên.
Hiện tại, trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
chưa có thuốc trừ Sâu keo mùa thu nên tạm thời cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn
một số hoạt chất được sử dụng đến hết ngày 31/12/2019 để trừ Sâu keo mùa thu
như: Hoạt chất Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron. Ví
dụ thuốc: Clever 300 WG; Dupont TM Ammate CR ; Indocar 150SC;
Match R 050EC; ....
3. Trên chè: Phun
phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
4. Trên cây bưởi:
- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị
hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như:
Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL,
Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...
- Sâu đục gốc, thân cành: Thăm vườn thường
xuyên, bắt xén tóc trưởng thành. Diệt sâu non mới hại bằng cách dùng gai mây
luồn vào vết sâu đục hoặc dùng bơm thuốc BVTV dạng xông hơi, tiếp xúc vào lỗ
đục rồi bít lại.
- Rệp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị
hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như:
Biomax 1EC, Shertin 3.6EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Visit 5EC,...
Ngoài ra cần chú ý theo dõi bệnh sẹo,
loét, câu cấu,...
5. Trên cây lâm nghiệp:
- Tiếp tục theo dõi sâu ong ăn lá mỡ để có biện
pháp chỉ đạo kịp thời.
Lưu
ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại
Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì,
chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom
vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.