Thứ Bảy, 23/11/2024
Tình hình sinh vật gây hại tháng 11, Dự báo tháng 12 năm 2019
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 11/2019:

1. Trên ngô đông:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 329,9 ha (Nhiễm nhẹ 327 ha, trung bình 2,9 ha); giảm so với CKNT 27,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 2,9 ha.

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 144,3 ha (Nhiễm nhẹ 119,5 ha, trung bình 24,8 ha); tăng so với CKNT 144,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 24,8 ha.

- Bệnh đốm lá nhỏ: Diện tích nhiễm 111 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 54,4 ha.

- Sâu đục thân, bắp: Diện tích nhiễm 24,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 103,4 ha.

2. Trên rau đông:

- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 85,1 ha (Nhiễm nhẹ 69 ha, trung bình 16,1 ha); giảm so với CKNT 149 ha. Diện tích đã phòng trừ 7,5 ha.

- Bọ  nhảy: Diện tích nhiễm 31,9 ha (Nhiễm nhẹ 30,6 ha, trung bình 1,3 ha); tăng so với CKNT 9,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 3,5 ha.

- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm 30,4 ha (Nhiễm nhẹ 24,2 ha, trung bình 6,2 ha); tăng so với CKNT 10,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 6,2 ha.

- Sâu tơ: Diện tích nhiễm 14 ha (Nhiễm nhẹ 13,2 ha, trung bình 0,8 ha); tăng so với CKNT 7 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,8 ha.

3. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 857,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 60,1 ha.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 422,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 544,2 ha.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 136,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 8,2 ha.

4. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 12/2019:

1. Mạ xuân sớm: Rầy các loại, cào cào, châu chấu, ... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

2. Trên cây ngô đông: Bệnh đốm lá, khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình. Ngoài ra: Sâu đục thân, bắp hại rải rác, chuột gây hại cục bộ (Lưu ý: Những diện diện tích trồng ngô gần khu vực trồng cỏ voi chăn nuôi trâu bò có khả năng gây hại nặng).

3. Trên cây rau đông: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai, thối nhũn vi khuẩn hại rải rác.

4. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi hại nhẹ; bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại trên cây bưởi.

6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên mạ xuân sớm: Xử lý toàn bộ hạt giống trước khi ủ bằng một số loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Cruiser Plus 312.5FS, Enaldo 40FS, Gaucho 600FS,…; tiến hành che phủ nilon mạ để chống rét đồng thời ngăn ngừa rầy xâm nhập. Điều tra phát hiện và phòng trừ kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh Lùn sọc đen và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh Vàng lụi (vàng lá di động) bằng một số loại thuốc trừ rầy nội hấp (ví dụ: Actara 25 WG, Virtako 1.5 RG, Hichespro 500 WP, Admaire 050 EC, Enaldo 40 FS, Gaucho 600 FS, ...).

2. Trên cây rau: Chăm sóc theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục đăng ký cho rau, trong đó lưu ý:

- Sâu tơ: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn cây con) hoặc trên 30 con/m2 (khi cây lớn), sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Goldmectin 36EC, Delfin WG, Comda gold 5WG, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC, Trutat 0.32EC, Altivi 0.3EC,…

- Bệnh sương mai: Phun khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc như: Zineb Bul 80WP, Amistar 250 SC, Dipomate 80WP, Thumb 0.5SL, DuPontTMKocide 46.1WG, ....

- Bệnh thối nhũn: Phun khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc như: Kamsu 2SL, Oxycin 100WP, Kaisin 100WP, Agrilife 100 SL, Saipan 2SL, Miksabe 100WP, Tilsom 400SC, Bonny 4SL,...

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây bưởi: Cắt tỉa, vệ sinh vườn, bón phân hữu cơ, vi sinh; phòng trừ sâu bệnh gây hại khi có mật độ, tỷ lệ vượt ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

(Từ ngày 01 tháng 11 năm 2019 đến ngày 30 tháng 11 năm 2019)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích  nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh khô vằn

Ngô đông

1,4 - 4,0

8,0 - 17; CB 22(LT)

329,9

327

2,9

 

 

-27,4

2,9

Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phú Thọ, Thanh Thủy, Phù Ninh, Yên Lập

2

Sâu keo mùa Thu

0,5 - 1,8

2,6 - 6,0

144,3

119,5

24,8

 

 

144,3

24,8

Yên Lập, Tam Nông, Hạ Hòa

3

Bệnh đốm lá nhỏ

1,0 - 8,0

10 - 30

111

111

 

 

 

54,4

 

Lâm Thao, Tam Nông

4

Sâu đục thân, bắp

0,9 - 4,0

6,7 - 13,3

24,7

24,7

 

 

 

-103,4

 

Tam Nông

5

Chuột

0,3 - 1,0

2,0 - 3,3

1,0

1,0

 

 

 

-2,9

 

Lâm Thao

6

Sâu xanh

Rau đông

0,6 - 2,4

3,0 - 5,0; CB 12(LT)

85,1

69

16,1

 

 

-149

7,5

Lâm Thao, Phú Thọ, Cẩm Khê, Phù Ninh, Việt Trì, Tam Nông

7

Bọ nhảy

3,5 - 9,2

20 - 32

31,9

30,6

1,3

 

 

9,1

3,5

Cẩm Khê, Lâm Thao, Tam Nông, Phú Thọ

8

Bệnh sương mai

1,4-3,0

5,0 - 15

30,4

24,2

6,2

 

 

10,5

6,2

Tam Nông, Cẩm Khê, Lâm Thao

9

Sâu tơ

2,5 - 9,0

15 - 22

14

13,2

0,8

 

 

7

0,8

Lâm Thao, Phú Thọ, Cẩm Khê, Tam Nông

10

Bọ xít muỗi

Chè

0,4 - 3,0

4,0 - 8,0

857,9

857,9

 

 

 

-60,1

 

Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn, Hạ Hòa

11

Rầy xanh

0,5 - 3,8

4,0 - 8,0

422,8

422,8

 

 

 

-544,2

 

Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn

12

Bọ cánh tơ

0,4 - 2,5

4,0 - 6,0

136,2

136,2

 

 

 

-8,2

 

Tân Sơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn