Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 02/2020 Dự báo tình hình SVGH tháng 03/2020
Gửi bài In bài
Cây lúa giai đoạn đẻ nhánh

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 02/2020:

1. Trên lúa muộn trà 1:

- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 586,9 ha (Nhiễm nhẹ 507,8 ha, trung bình 79,1 ha); tăng so với CKNT 546,4 ha.

- Chuột: Diện tích bị hại 453,3 ha (Chủ yếu hại nhẹ); giảm so với CKNT 120 ha.

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 65,9 ha (Chủ yếu hại nhẹ); giảm so với CKNT 53,8 ha.

- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 34,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 34,3 ha.

2. Trên lúa muộn trà 2:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 628,8 ha (Nhiễm nhẹ 537,8 ha, trung bình 91 ha); tăng so với CKNT 277,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 41,5 ha.

- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 306,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 306,5 ha.

- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 36,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 36,7 ha.

3. Trên rau đông:

- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 4,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 32,6 ha.

- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm 1,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 1,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 1,2 ha.

- Bệnh thối nhũn vi khuẩn: Diện tích nhiễm 1,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 12 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,6 ha.

- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 1,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 0,1 ha.

4. Trên ngô xuân:

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 86,7 ha (Nhiễm nhẹ 75,7 ha, trung bình 11 ha); tăng so với CKNT 86,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 75,2 ha.

- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 7 ha.

5. Trên cây ăn quả: Bọ trĩ, sâu vẽ bùa, nhện, rệp các loại, bệnh thán thư, chảy gôm phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 03/2020:

1. Trên lúa xuân:

- Chuột: Những nơi không tổ chức đánh chuột tập trung hoặc đánh chuột với lượng mồi ít không đủ, chuột tiếp tục di chuyển và gây hại cục bộ ở các trà lúa, mức độ gây hại trung bình đến nặng. Cần lưu ý những khu vực ruộng gần đường trục lớn, đê, bờ kênh mương, khu trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, ruộng trồng cỏ voi, gần nhà, khu ruộng gần ao đầm có bèo tây,...

- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá sẽ xuất hiện gây hại trên các trà lúa, cần lưu ý đến các giống mẫn cảm, ổ bệnh từ năm trước các huyện cần chú ý: (Thanh Thủy, Lâm Thao).

Ngoài ra: Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh sinh lý, bệnh khô vằn, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại rải rác.

2. Trên ngô xuân:

- Sâu keo mùa thu: Gây hại nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra: Bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

3. Trên cây rau: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu đục hoa quả trên đỗ cuve, đỗ dải áo, bệnh sương mai, thối nhũn vi khuẩn hại rải rác.

4. Trên cây chè: Bệnh phồng lá chè, rầy xanh hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, sâu vẽ bùa, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư phát sinh gây hại trên cây bưởi.

6. Trên cây lâm nghiệp: Trong điều kiện thời tiết nắng ấm có mưa ẩm, châu chấu tre nở cuối tháng 3 và gây hại tre, mai, luồng, trên ngô, cỏ voi, lúa, các huyện đã có châu chấu gây hại hàng năm cần chú ý: (Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, ...). Theo dõi chặt chẽ sâu ong ăn lá mỡ để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Các huyện có diện tích trồng cây mỡ cần lưu ý: (Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, ...).

Ngoài ra: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng hại nhẹ. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Chuột: Tiếp tục thực hiện tốt văn bản số 108/SNN-TT&BVTV ngày 03 tháng 02 năm 2020 về việc phát động diệt chuột tập trung bảo vệ sản xuất vụ xuân năm 2020 của Sở NN&PTNT, thời gian phát động diệt chuột tập trung vụ chiêm xuân năm 2020 trên địa bàn tỉnh là từ ngày 15/02 đến 05/3/2020.

- Tiếp tục theo dõi và bắt mẫu rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng để phân tích, giám định nguồn bệnh. Khi phát hiện có triệu trứng ghi ngờ của bệnh vàng lụi hay lùn sọc đen thì cần lấy mẫu phân tích sớm để có biện pháp khoanh vùng và phòng trừ rầy sớm bằng một số loại thuốc có hoạt chất như: Thiamethoxam, Imidacloprid, Emamectin benzoate, Pymetrozine, Cholorantraniliprole, Thiamethoxam,.... Ví dụ thuốc: Actara 25 WG, Virtako 40 WG, Comda gold 5WG, Hichespro 500 WP, Gaucho 600 FS, ....

- Bệnh đạo ôn: Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết để chủ động phòng trừ. Khi phát hiện vết bệnh cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển (âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 20 - 280C), thì dừng ngay bón các loại phân hoá học hoặc thuốc kích thích sinh trưởng, đồng thời cần phòng trừ  bằng các loại thuốc có hoạt chất như: Fenoxanil, Isoprothiolane, Kasugamycin, Tricyclazole, Iprobenfos, Acrylic acid, Propiconazole, Hexaconazole,… Ví dụ thuốc: Katana 20SC, Lúa vàng 20WP, Fu-army 30WP, Fuji-One 40WP, Trizole 75WP, Funhat 40WP, Sako 25WP, Som 5SL, Newtec 300SC, Haragold 75WP, Filia 525 SE, Tilusa super 300 EC, ... Nếu ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, chú ý phun kỹ cho thuốc tiếp xúc với vết bệnh.

2. Trên ngô xuân: Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, như:

+ Biện pháp thủ công: Làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành.

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành;

+ Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ  4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC,...); Indoxacarb (ví dụ như: Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC, Indogold 150SC...). Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng trong phòng trừ. Phun khi sâu tuổi 1- 3, trong trường hợp mật độ sâu cao thì phun 2 lần cách nhau từ 3 đến 5 ngày, phun bằng động cơ điện, máy động cơ với mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất là phun vào buổi chiều tối. Nếu sâu tuổi lớn thì có thể hỗn hợp 2 loại thuốc có hoạt chất nêu trên như: Hoạt chất (Indoxacarb + Emamectin benzoate) để phòng trừ.

3. Trên cây rau: Chăm sóc, bón phân theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục đăng ký cho rau, lưu ý về thời gian cách ly.

4. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

5. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi thời kỳ kinh doanh ra hoa - đậu quả cần chú ý phòng trừ một số đối tượng như sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy, rệp các loại, nhện, bệnh thán thư, chảy gôm để sâu bệnh không gây hại và ảnh hưởng tới hoa, quả non. Chú ý phòng không phun thuốc BVTV hay phân bón qua lá trong thời kỳ hoa nở rộ.

- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn, tỉa bớt chồi trong thân, lộc xuân mọc quá dày, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, đồng thời cần phòng trừ bằng một số các hoạt chất như: Ningnanmycin, Mancozeb, Streptomyces lydicus, Kasugamycin, Chlorothalonil,  ... Ví dụ thuốc: Kasuran 47WP, Rorigold 680WG, Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Bisomin 2SL, Penncozeb 75WG (80 WP), Actinovate 1SP, Actino-Iron 1.3SP, Fungonil 75WP,... .

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn