Phun trừ rầy lưng trắng phòng trừ bệnh lùn sọc đen tại cánh đồng Lánh - xã Võ Miếu - huyện Thanh Sơn bằng thiết bị bay không người lái
Thực
hiện quy trình phòng chống bệnh virus hại lúa của Cục Bảo vệ thực vật đã ban
hành, trong tháng 7, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tiến hành thu
thập mẫu Rầy xanh đuôi đen (môi
giới truyền bệnh Vàng lụi), Rầy lưng trắng (môi giới truyền bệnh Lùn sọc đen) và mẫu cây lúa có triệu chứng bệnh để
giám định nguồn bệnh, chủ động ngăn ngừa bệnh Vàng lụi và Lùn sọc đen trên địa
bàn tỉnh.
Qua điều
tra, thu thập, chi cục đã lấy được 102 mẫu rầy tại 102 cánh đồng, xứ đồng, của
31xã, 8 huyện. 05 mẫu lúa tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có triệu chứng của bệnh Lùn sọc đen (cây
thấp, cứng, xòe ngang, đầu lá xoắn vặn,
rễ kém phát triển, bộ lá xanh đậm hơn so với khóm khác). Kết quả giám định cho thấy 102
mẫu Rầy đều phản ứng âm tính với virus gây bệnh Vàng lụi và virus gây bệnh Lùn
sọc đen (không mang nguồn bệnh); 02/05 mẫu cây lúa dương
tính với virus gây bệnh Lùn
sọc đen.
Đối với
Bệnh Lùn sọc đen ngay sau khi phát hiện một số khóm lúa có triệu chứng bệnh tại
một số ruộng lúa ở xã Võ Miếu, Chi cục đã trao đổi với địa phương tuyên truyền
tới bà con nông dân cách nhận biết cây bệnh và tiến hành kiểm tra đồng ruộng để
nhổ vùi, chôn lấp đối với những khóm lúa bị bệnh. Đồng thời, sau khi có kết quả
giám định và tiến hành điều tra xác định mật độ Rầy lưng trắng chi cục đã hỗ
trợ phun phòng trừ cho 5 ha lúa của xã có nguồn bệnh bằng thiết bị bay không
người lái.
Trong
các kỳ điều tra tiếp theo chi cục sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ đối với diện
tích lúa đã có nguồn bệnh để xử lý triệt để, đồng thời tiếp tục thu thập mẫu rầy, mẫu cây lúa trên địa bàn tỉnh để phòng ngừa kịp thời nếu
có nguồn bệnh, đảm bảo an toàn cho sản
xuất./.
KS.
Bùi Thị Việt Oanh
Chi cục Trồng
Trọt và BVTV