Thứ Năm, 25/4/2024
Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 10/8 đến 16/8/2022 và dự báo trong 7 ngày tới)
Gửi bài In bài
Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV cùng Lãnh đạo UBND xã Bản Nguyên đánh giá kết quả phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Trong kỳ, nông dân trên toàn tỉnh tiếp tục phòng trừ sâu cuốn lá, diện tích phòng trừ là trên 7.000 ha, đạt 100% diện tích theo dự kiến. Qua kiểm tra cho thấy, cơ bản diện tích được phun phòng trừ đảm bảo hiệu quả, mật độ sâu phổ biến còn 3 - 5 con/m2, phát dục tuổi 4,5. Tuy nhiên, trong kỳ do ảnh hưởng của hoàn lưu cơm bão số 2, trên địa bàn tỉnh có mưa trên diện rộng, một số diện tích phải phun lại lần 2 do gặp mưa, một số ít diện tích mật độ sâu hại còn cao trên 20 con/m2.

* Dự báo: Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại nhẹ, sau đó chuyển lứa trên một số diện tích trà mùa trung vào cuối tháng 8/2022, các huyện có diện tích trà trung cấy muộn cần lưu ý.

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh gây hại trên các trà lúa ở tất cả các huyện, thành, thị. Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,1 - 5,9%, cao 13,3 - 28,8%; cục bộ 42% (Lâm Thao). Diện tích nhiễm 2.469,2 ha (Nhiễm nhẹ 1.751,2ha; trung bình 713,9 ha; nặng 4,1 (Lâm Thao). Diện tích đã phòng trừ 677,8 ha; phun lần 2 là 21,9ha (Lâm Thao).

* Dự báo: Trong những ngày tới, thời tiết tiếp tục có nắng mưa xen kẽ, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, các huyện, thành, thị cần lưu ý chỉ đạo phòng trừ.

3. Bạc lá, Đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Tỷ lệ trung bình 0,1 - 2,4%; cao 5,5 - 12%; cục bộ 20 - 24% (Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh), diện tích nhiễm 98ha (nhiễm nhẹ 68,8 ha; nhiễm trung bình 29,2ha). Diện tích phòng trừ 45,3 ha.

* Dự báo: Đề phòng sau mưa rào kèm theo dông, lốc bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, đặc biệt là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, trên những ruộng lúa trỗ trong kỳ, cấy các giống mẫn cảm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Hương Thơm, TBR 225,...). Các huyện cần lưu ý.

4. Ngoài ra: Bệnh sinh lý xuất hiện và gây hại nhẹ tại huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Tân Sơn, Thanh Sơn Yên Lập, tiếp tục theo dõi sâu đục thân hai chấm, cú mèo, 5 vạch, rầy các loại để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các huyện, thành, thị tiếp tục chỉ đạo và phân công thành viên BCĐ và cán bộ các phòng, trạm chuyên môn đến cơ sở kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại (SVGH) kịp thời, hiệu quả theo tinh thần công văn số 1227/TT&BVTV ngày 05/8/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ SVGH lúa Mùa năm 2022.

Tiếp tục kiểm tra, đánh giá, phân loại đồng ruộng, phát hiện và chỉ đạo nông dân tranh thủ thời gian thuận lợi trong ngày để phòng trừ triệt để những diện tích nhiễm khô vằn và bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, tránh phun thuốc tràn lan gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Đề nghị Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội phối hợp thông tin, tuyên truyền đến hội viên để thực hiện phòng trừ sinh vật gây hại (SVGH) có hiệu quả, bảo vệ sản xuất và môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.

- Chi cục giao Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thành, thị tiếp tục điều tra phát hiện, dự báo chính xác về quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng, ra thông báo hàng tuần theo quy định; tham mưu cho các cấp ủy đại phương, đề xuất các biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời có hiệu quả đảm bảo an toàn cho sản xuất trên địa bàn.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Saizole 5EC, Avilando 5SC, Thanonil 75WP, Nativo 750WG, Clearner 75WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, Damycine 5SL/5WP, Nativo 750WG, ... .

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu (ví dụ như Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP , Avalon 8WP,ViSen 20SC, ...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng, dừng bón các loại phân hóa học, nhất là phân đạm khi ruộng lúa bị bệnh.

- Chuột hại: Tiếp tục theo dõi đánh chuột bằng các biện pháp như; thủ công, sử dụng bả sinh học, thuốc hóa học, ... Sử dụng thuốc sinh học hay hóa học phải có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%DS,  Rat-kill 2% DP, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, ...; trộn thành bả; mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn như FORWARAT 0.005% WAX BLOCK, Broma 0.005AB, GIMLET 2.0GB…).

- Các đối tượng khác tiếp tục theo dõi và phòng trừ theo hướng dẫn của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện.

Lưu ý: Sau khi phun thuốc xong cần thu gom bao gói thuốc BVTV để vào nơi quy định của địa phương.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ thông báo và kính đề nghị UBND các huyện, thành, thị quan tâm chỉ đạo./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn