Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 10/2022 Dự báo tình hình SVGH tháng 11/2022
Gửi bài In bài
Ruộng ngô vụ đông ở xã Quang Húc huyện Tam Nông

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 10/2022:

1.     Trên ngô đông:

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 372,7 ha (Nhiễm nhẹ 303 ha, trung bình 69,7 ha); tăng so với CKNT 46,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 90,9 ha.

- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 32,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 153 ha.

- Bệnh huyết dụ: Diện tích nhiễm 1,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 1,6 ha.

2. Trên cây rau đông:

- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 16,2 ha (Nhiễm nhẹ 15,4 ha, trung bình 0,8 ha); tăng so với CKNT 14,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,8 ha.

- Sau xanh: Diện tích nhiễm 6,3 ha (Nhiễm nhẹ 5,7 ha, trung bình 0,6 ha); giảm so với CKNT 0,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,6 ha.

3. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 557,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 250,3 ha.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 405,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 210,3 ha.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 339,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 117,9 ha.

4. Trên cây ăn quả: Ruồi vàng gây hại cục bộ; sâu đục thân, rệp các loại, loét, chảy gôm gây hại rải rác trên cây bưởi.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 11/2022:

1. Trên cây ngô đông: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ. Bệnh sinh lý, bệnh huyết dụ, đốm lá, khô vằn, sâu cắn lá hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

2. Trên cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ, sâu xám, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn, lở cổ rễ hại rải rác.

3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ hại nhẹ. Rầy xanh, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả gây hại nhẹ; sâu đục thân, rệp các loại, loét, chảy gôm gây hại nhẹ rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ lứa sâu xanh ăn lá bồ đề để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên cây ngô đông:

- Sâu keo mùa thu: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Angun 5WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC....  Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

2. Trên cây rau:Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.

3. Trên cây chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây bưởi:

- Ruồi đục quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900 OL, Flykil 95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Silsau 3.5EC, SK Enspray 99EC, Takumi 20 SC, … để phun phòng trừ.

- Sâu đục thân: Thăm vườn vườn, cây để phát hiện kịp thời sâu mới đục (đùn mùn trắng) và bắt giết sâu non.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn