Ngô sinh khối tại xã Phùng Nguyên - huyện Lâm Thao
I/ TÌNH
HÌNH SVGH TRONG THÁNG 12/2022:
1. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm
525 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Yên Lập, TX.Phú
Thọ, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Cẩm Khê;
giảm so với CKNT 96,9 ha.
- Sâu đục thân, bắp: Diện tích
nhiễm 81,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Tam Nông, Yên Lập; giảm
so với CKNT 16 ha.
- Bệnh đốm lá nhỏ: Diện tích
nhiễm 16,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Lâm Thao, Cẩm Khê; giảm
so với CKNT 0,4 ha.
- Chuột: Diện tích bị hại 10,3 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Yên Lập; giảm so với CKNT 58,5 ha.
2. Trên cây rau đông:
- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 55,8
ha (Nhiễm nhẹ 54,9 ha, trung bình 0,9 ha) tại huyện Lâm Thao, Hạ Hòa, TX.Phú Thọ, Tam Nông,
Phù Ninh; giảm so với CKNT 5,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,9
ha.
- Sâu tơ: Diện tích nhiễm 7,4 ha
(Nhiễm nhẹ 6,3 ha, trung bình 1,1 ha) tại huyện Lâm Thao, TP.Việt Trì; giảm
so với CKNT 4,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 1,1 ha.
- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 109
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, TX. Phú Thọ, Tam Nông, Hạ Hòa, TP. Việt Trì, Phù Ninh;
tăng so với CKNT 51,3 ha.
- Bệnh thối nhũn: Diện tích
nhiễm 32 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Hạ Hòa, TP.Việt Trì; tăng
so với CKNT 32 ha.
- Bệnh sương mai: Diện tích
nhiễm 23,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Tam Nông, TP.Việt Trì; tăng
so với CKNT 23,7 ha.
- Bệnh đốm vòng: Diện tích
nhiễm 8,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Hạ Hòa; tăng so với CKNT 8,6 ha.
- Rệp: Diện tích nhiễm 4,6 ha (Chủ yếu nhiễm
nhẹ) tại TP.Việt Trì; tăng so với CKNT 4,6 ha.
3. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 250
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Thanh Sơn; giảm so với CKNT 85,3 ha.
4. Trên cây ăn quả: Ruồi
đục quả, rệp các loại, bệnh thán thư, loét, chảy gôm gây hại rải rác trên cây
bưởi.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 01/2023:
1. Trên lúa xuân sớm: Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng hại
rải rác.
2. Trên mạ xuân: Bệnh sinh lý, rầy các
loại, cào cào, châu chấu, ... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.
3. Trên cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy, sâu
tơ, bệnh sương mai hại nhẹ. Bệnh thối nhũn, rệp hại rải rác.
4. Trên cây chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám hại
rải rác.
5. Trên cây ăn quả:
Rầy, rệp các loại, sâu vẽ bùa, bệnh
thán thư, chảy gôm, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ, lúa xuân sớm: Điều tra Rầy
lưng trắng và Rầy xanh đuôi đen thu thập mẫu để phân tích giám định bệnh Lùn
sọc đen phương Nam, bệnh Vàng lụi (vàng lá di động) để có biện pháp khoanh vùng
và phòng trừ kịp thời.
+ Thực hiện biện pháp xử
lý hạt giống trước khi gieo mạ.
+ Đối với diện tích mạ của Trà trà 1 và Trà 2 cần che phủ
nilon để chống rét cho mạ và hạn chế các đối tượng sinh vật gây hại.
- Diệt chuột: Trong tháng 1 sẽ tập trung thu hoạch cây
trồng vụ đông và cày bừa đổ ải phục vụ gieo cấy lúa, chuột sẽ di chuyển và ẩn
nấp tại các bờ trục đường lớn, khu trang trại chăn nuôi, khu vực nghĩa trang,
trồng cỏ, ... Do đó tổ chức diệt chuột ở những nơi ẩn nấp của chuột lúc này là
rất hiệu quả, giảm thiểu sự gây hại cho vụ. Tổ chức diệt chuột bằng biện pháp
thủ công như: đánh bắt, hun khói, tu nước, quây lưới, .... hoặc diệt chuột bằng bả sinh học, thuốc trừ chuột hóa học có
trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam; ví dụ như sử
dụng thuốc Ranpart 2%DS, Rat-kill 2% DP, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, ...; trộn
thành bả; mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc,
tép, ... hoặc bả trộn sẵn như FORWARAT 0.005% WAX BLOCK, Broma 0.005AB…
2. Trên cây ngô: Tiến hành tổ chức diệt chuột tập trung sau khi thu hoạch cây vụ đông, làm
đất sản xuất vụ xuân.
3. Trên cây rau: Áp dụng biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh
vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.
- Bệnh thối nhũn vi khuẩn: Khi bệnh chớm xuất hiện, có thể sử dụng
các loại thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV, ví dụ như: Kamsu 4SL,
Kaisin 100WP, Agrilife 100 SL, Bonny 4SL, Marthian 90SP, ...
- Bệnh sương mai: Khi bệnh mới xuất hiện bệnh có thể sử dụng các loại
thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV, ví dụ như thuốc: Amistar 250 SC, Dipomate 80WP, Daconil
75WP/500SC, Carozate 72WP, Ortiva 560SC, Ranman 10SC, .... Nếu bệnh nặng có thể phun kép 2 lần (lần 1 cách lần 2 từ 5 đến 7 ngày).
- Bọ nhảy: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2, sử dụng các loại thuốc như: Aremec 36EC, Prevathon 35WG, Shertin
3.6EC/ 5.0EC, Trutat 0.32EC, Eagle 5EC, Sokupi 0.36SL, Tasieu 5WG,...
- Sâu xanh: Khi mật độ sâu trên 6 con/m2, sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC,
Kuraba WP, Catex 1.8EC (3.6EC), Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC
(3.6WG), Silsau 4EC, Newsodant 5EC, Altivi 0.3EC, Sokupi 0.36SL,...
- Sâu tơ: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn
cây con) hoặc trên 30 con/m2 (khi cây lớn), sử dụng một số loại
thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Delfin WG, Comda
gold 5WG, Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC, Trutat 0.32EC, Match
050EC, Altivi 0.3EC, Sokupi 0.36SL,...
4. Trên cây chè: Phun phòng
trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Đốn chè nghỉ đông.
5. Trên cây bưởi: Vệ sinh vườn, cắt tỉa và bón phân
sau thu hoạch. Khi vườn bưởi bật lộc,
ra nụ cần chú ý phòng trừ một số đối tượng như sâu vẽ bùa, rầy, rệp các loại, bọ
trĩ, bệnh thán thư, chảy gôm để sâu bệnh không gây hại và ảnh hưởng lộc, nụ,
hoa.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc
BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.