Lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh rộ tại xã Hà Thạch - Thị xã Phú Thọ
I/ TÌNH
HÌNH SVGH TRONG THÁNG 02/2023:
1. Trên lúa xuân:
1.1. Lúa muộn trà 1:
- Chuột: Diện tích bị hại 424,5 ha (Hại nhẹ 362,3
ha, trung bình 62,2 ha)
tại huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao, Tam
Nông; tăng so với CKNT 424,5 ha.
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm
163 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Phù Ninh, Cẩm Khê, Yên Lập; giảm so với
CKNT 407,5 ha.
- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 44,7
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Hạ Hòa; tăng so với CKNT 44,7 ha.
1.2. Lúa muộn trà 2:
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm
334,9 ha (Nhiễm nhẹ 288,1 ha, trung bình 46,8 ha) tại huyện Tân Sơn, Cẩm Khê, Tam Nông,
Thanh Sơn, Thanh Ba; giảm so với CKNT 253,1 ha. Diện tích đã phòng
trừ 46,8 ha.
- Chuột: Diện tích bị hại 254,8 ha (Hại nhẹ 218,5
ha, trung bình 36,3 ha)
tại huyện Hạ Hòa; tăng so với CKNT 254,8
ha.
2. Trên cây rau:
- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 16,2
ha (Nhiễm nhẹ 14,6 ha, trung 1,6 ha) tại huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, TX. Phú Thọ; tăng
so với CKNT 2,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 1,6 ha.
- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 3,3 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Lâm Thao; giảm so với CKNT 0,9 ha.
- Sâu tơ: Diện tích nhiễm 1,4
ha (Chủ yêu nhiễm nhẹ) tại huyện Lâm Thao; tăng so với CKNT 0,4 ha.
3. Trên cây ngô xuân:
- Sâu keo mùa thu: Diện tích
nhiễm 53,1 ha (Nhiễm nhẹ 40,5 ha, trung bình 12,6 ha) tại huyện Phù Ninh, Tam Nông, TX.Phú
Thọ, Thanh Thủy; giảm so với CKNT 17,8 ha. Diện tích đã phòng
trừ 12,6 ha.
- Sâu xám: Diện tích nhiễm 16,1
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Yên Lập; tăng so với CKNT 5,6
ha.
- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 8,8 ha
(Nhiễm nhẹ 5,9 ha, trung bình 2,9 ha) tại huyện Hạ Hòa; tăng so với CKNT 8,8
ha. Diện tích đã phòng trừ 2,9 ha.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 03/2023:
1. Trên lúa xuân:
- Chuột gây hại cục bộ trên tất cả các trà lúa ở
tất cả các huyện, thành, thị. Cần lưu ý những khu vực ruộng gần đường trục lớn,
bờ kênh mương, khu trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, ruộng trồng cỏ voi, gần
nhà, khu ruộng gần ao, đầm có bèo tây,...
- Bệnh đạo ôn lá: Trong
điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh sẽ lây lan và phát triển
mạnh trên các giống lúa mẫn cảm như: J02, TBR225, Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, Hương thơm số 1, một số giống
nếp. Các huyện cần chú ý: Hạ Hòa, TP. Việt Trì, Yên Lập, Lâm Thao, Cẩm
Khê, TX.Phú Thọ, ....
Ngoài ra: Ốc bươu vàng, bọ trĩ,
ruồi đục nõn, bệnh sinh lý, rầy các loại, sâu đục thân 5 vạch và cú mèo gây hại
rải rác.
2. Trên ngô xuân: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ đến
trung bình.
Sâu xám hại rải rác.
3. Trên cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy, sâu tơ, bệnh
sương mai hại nhẹ. Bệnh thối nhũn, rệp hại rải rác.
4. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh đốm
nâu, đốm xám hại nhẹ rải rác.
5. Trên cây ăn
quả: Bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rầy, rệp các loại, bệnh
thán thư, chảy gôm, thối hoa phát sinh phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.
6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ong ăn lá mỡ hại nhẹ. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại
nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa xuân: Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, để hạn chế bệnh
sinh lý (không để ruộng cạn nước).
- Diệt chuột: Thực hiện văn bản số
158/SNN-TT&BVTV ngày 07/02/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc Phát
động diệt chuột tập trung bảo vệ sản xuất vụ Xuân 2023. Thời gian phát động diệt chuột
tập trung vụ xuân năm 2023 trên địa bàn tỉnh là từ ngày 25/2 đến 15/3.
- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng và tiêu
hủy. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10%
dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ: Boxer 15GR; Kill snail 10 GR; Starpumper 800WP;
Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón
phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột +
10-15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung
dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...
- Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng
bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Trong điều kiện thời
tiết đang thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại cần phòng trừ ngay bằng các
loại thuốc, ví dụ như: Fu-army 30WP, Bemgold750WP,
Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana
20SC, Sieubem 777WP, Difusan 40EC, ...
2. Trên cây rau: Áp
dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM chỉ phun phòng trừ những diện
tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong
danh mục đăng ký cho rau.
- Bọ nhảy: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2, sử dụng các loại thuốc như: Aremec 36EC, Prevathon 35WG, Shertin
3.6EC/ 5.0EC, Trutat 0.32EC, Eagle 5EC, Sokupi 0.36SL, Tasieu 5WG,...
- Sâu xanh: Khi mật độ sâu trên 6 con/m2, sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC,
Kuraba WP, Catex 1.8EC (3.6EC), Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC
(3.6WG), Silsau 4EC, Newsodant 5EC, Altivi 0.3EC, Sokupi 0.36SL,...
3. Trên cây ngô xuân:
- Sâu keo mùa thu: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ
Sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb,
Lufenuron ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Angun 5WG, Emagold 160SC,
Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC.... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ
cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo
chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi
chiều tối.
4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi thời kỳ kinh doanh hoa - đậu
quả cần chú ý phòng trừ sâu bệnh trước thời điểm nở rộ và sau tàn hoa để không
ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, đậu quả và côn trùng có ích tới vườn.
- Bọ trĩ: Hiện nay trong danh mục thuốc
BVTV để phòng trừ cho bọ trĩ rất ít, nên
tạm thời
sử dụng một số thuốc ví dụ như: Catex 3.6 EC, Silsau 10WP, Aremec 36EC, Reasgant 1.8EC/3.6EC, Karate 2.5EC, Confidor 200SL, ….
- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem
tiêu hủy,
khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì
sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL,
Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, …
Lưu ý:
Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa
phương./.