I/ TÌNH
HÌNH SVGH TRONG THÁNG 03/2024:
1. Trên cây lúa
1.1.Trên lúa sớm:
- Chuột: Diện tích bị hại 8,0 ha (Chủ yếu hại
nhẹ).
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 8,0 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ).
1.2.Trên lúa muộn 1:
- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 56,2 ha (Nhiễm
nhẹ 50,5 ha, trung bình 4,7 ha, nặng 1,0 ha). Diện tích đã phòng trừ 27,5 ha.
- Chuột hại: Diện tích bị hại 568,6 ha (Hại nhẹ
529,8 ha, trung bình 38,8 ha).
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 462 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ).
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 54,7 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ).
1.3. Trên lúa muộn trà 2:
- Chuột hại: Diện tích bị hại 343,6 ha (Hại nhẹ 334,6
ha, trung bình 9,0 ha).
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 231,2 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ); trong đó do vàng lá là 142,7 ha; do nghẹt rễ là 88,5 ha.
2. Trên cây rau:
- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 2,9
ha (Nhiễm nhẹ 2,0 ha, trung bình 0,9 ha). Diện tích đã phòng trừ 1,0 ha.
- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm
1,5 ha (Nhiễm nhẹ 0,9 ha, trung bình 0,6 ha). Diện tích đã phòng trừ 0,6 ha.
- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 1,5
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
3. Trên cây ngô xuân:
- Sâu keo mùa thu: Diện tích
nhiễm 91,4 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích đã phòng trừ 1,0 ha.
4. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi: Diễn tích nhiễm 431,2 ha (Chủ yếu nhiễm
nhẹ).
- Rầy xanh: Diễn tích nhiễm 82 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bọ cánh tơ: Diễn tích nhiễm 82 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 04/2024:
1. Trên lúa xuân:
- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết âm u,
ẩm độ không khí cao cùng với nền nhiệt độ giao động từ 19 - 300C, đồng thời cây lúa được bổ sung lượng phân bón đón đòng nên là
điều kiện rất thuận lợi cho bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan, gây hại trên diện
rộng. Đồng thời có nguy cơ đạo ôn cổ bông trên các diện tích lúa trỗ trong
tháng 4 là rất lớn. Cần chú ý đối với các ruộng, sứ đồng đã bị đạo ôn lá nhất
là trên các giống lúa mẫn cảm
như: J02, TBR225, Thiên ưu 8, Thái
Xuyên 111, Hương thơm số 1, một số giống nếp. Các huyện, thành, thị cần lưu ý: Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Ba, Thanh Thủy, TP.Việt Trì, Phù
Ninh, Lâm Thao, TX Phú Thọ,....
- Bệnh khô vằn: Trong thời gian tới thời tiết sẽ
có nắng mưa sen kẽ cây lúa được bổ sung thêm lượng phân đón đòng do đó bệnh sẽ
tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón thừa đạm.
- Bệnh bạc
lá, đốm sọc vi
khuẩn: Trong tháng 4, khi thời tiết
chuyển mùa thường sẽ có những cơn mưa rào kèm theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại
bộ lá đòng trên tất cả các trà lúa,
mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, cần lưu ý trên các giống lúa có bản lá to, mềm, những khu đồng
hay bị nhiễm bệnh của năm trước.
- Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy
mật độ gây hại vào cuối tháng 4 trên những diện tích lúa phơi màu đến ngậm sữa,
mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ có thể gây cháy ổ, cháy chòm. Cần
lưu ý những ổ rầy gây hại của năm trước.
Ngoài ra: Chuột, bọ xít dài gây
hại trên những ruộng lúa thơm, lúa CLC, ruộng lúa trỗ trước so với đại trà, ven
đồi gò. Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ rải rác.
2. Trên ngô
xuân: Bệnh
khô vằn, rệp cờ, sâu đục thân, đục bắp, sâu keo mùa thu hại rải rác.
3. Trên cây
rau: Sâu
xanh, bọ nhảy, sâu tơ, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng trên đỗ
đậu, rệp hại rải rác.
4. Trên cây chè: Bệnh
thối búp, phồng lá gây hại cục bộ, bọ xít muỗi hại nhẹ. Rầy xanh, bọ cánh tơ,
nhện đỏ hại rải rác.
5. Trên cây ăn quả: Bệnh
thán thư, bọ xít gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Sâu róm, sâu đục cành, nhện,
bệnh loét, sẹo gây hại rải rác, nhẹ trên cây bưởi.
6. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của sâu ong hại cây mỡ, sâu
xanh ăn lá bồ đề, châu chấu hại tre, mai, luồng. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại
nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1.
Công tác chỉ đạo:
- Trong tháng 4 là thời gian sâu bệnh gây hại mạnh
trên nhiều cây trồng nhất là trên lúa, cây bưởi giai đoạn quả non, đồng thời có
nhiều ngày nghỉ trong dịp Lễ hội Đền Hùng, 30/4,01/5. Do đó, đề nghị UBND các
huyện, thành, thị hết sức quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, phân công cán bộ kiểm
tra đồng ruộng, khoanh vùng và phòng trừ triệt để các ổ bệnh. Chỉ đạo các xã tăng
cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở các khu dân cư về kỹ
thuật nhận biết và phòng trừ sâu bệnh theo thông báo của Chi cục, trạm trồng
trọt và BVTV.
- Chi cục Trồng trọt và BVTV yêu cầu các Trạm
Trồng trọt và BVTV huyện, thành, thị điều tra kỹ đồng ruộng, DTDB chính xác về
quy mô, mức độ gây hại, tham mưu cho UBND cấp huyện, thành thị các biện pháp
chỉ đạo phòng trừ kịp thời, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sản xuất vụ chiêm
xuân.
2. Kỹ thuật
phòng trừ:
2.1.
Trên cây lúa:
- Bệnh đạo ôn:
Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích
thích sinh trưởng. Trong điều kiện thời tiết đang rất thuận lợi cho bệnh phát
sinh và gây hại, cần phòng trừ ngay bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví
dụ như: Goldbem 777WP, Antimer-so 800WP, Lúa vàng 20 WP, Trizole 75 WP, Fu-army
30WP, Ban kan 600WP, Bemgold 750WP,
Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana
20SC, Sieubem 777WP,... . Nếu
ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần) lần 1 cách lần 2 từ 5 - 7 ngày.
- Chuột: Tiếp tục
tổ chức diệt chuột tập trung ở những khu, cánh đồng chuột còn gây hại mạnh. Sử
dụng bằng bả sinh học, thuốc trừ chuột
hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam,
ví dụ như: Ranpart 2% DS, FORWARAT 0.005% WAX BLOCK, Cat 0.25WP, Rat K
2% DP, Rat-kill 2% DP, Broma 0.005AB,.... Đối với những nơi chuột gây hại mạnh thì tiếp tục diệt chuột tập trung
lần 2, nhưng cần lưu ý mồi bả lần này cần có mùi tanh để hấp dẫn chuột. Nếu sử
dụng thóc luộc làm mồi thì cần trộn thêm cám đậm đặc (dạng bột) sử dụng trong
chăn nuôi với tỷ lệ 1 phần cám trộn với 10 - 15 phần thóc luộc).
- Bệnh khô vằn:
Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng
các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Saipora Super 350SC, Saizole 5EC,
Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 100SC, Senly 2.1SL, Jinggangmeisu
3SL, Valivithaco 5SL,...
2.2. Trên cây ngô xuân: Chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật
độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
2.3. Trên cây rau: Áp dụng biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp IPM, ICM chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ
bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho
rau. Cần lưu ý về thời gian cách ly.
2.4. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi:
Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại
thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map
Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop
3.0 CS, Sudoku 58EC …
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại
trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ
trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant
3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể
sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold
5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba
3.6EC, Aga 25EC,...
2.5. Trên cây bưởi:
- Bọ trĩ: Hiện nay trong danh mục thuốc
BVTV hiện hành rất ít, có thể sử dụng một số thuốc ví dụ
như: Catex 3.6 EC, Silsau 10WP, Aremec
36EC, Reasgant 1.8EC/3.6EC, Karate 2.5EC, Confidor 200SL, ….
- Bọ xít: Hiện nay trong danh mục thuốc
BVTV để phòng trừ cho bọ xít rất ít, nên
tạm thời
sử dụng một số thuốc ví dụ như: Aremec 36EC, Dibamec
1.8EC/3.6EC, Vifast 10SC, Permecide 50EC, Decis 2.5EC, Karate 2.5EC, …
- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem
tiêu hủy,
khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì
sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL,
Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, …
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV
xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.