Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 05/2024 Dự báo tình hình SVGH tháng 06/2024
Gửi bài In bài
Nông dân xã bình Phú huyện Phù Ninh gieo mạ vụ mùa 2024

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 05/2024:

1. Trên cây lúa

1.1. Trên lúa xuân muộn trà 1:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.940,3 ha (Nhiễm nhẹ 2068,5 ha, trung bình 836,2 ha, nặng 35,6 ha). Diện tích đã phòng trừ 1.286,8 ha; lần 2 là 19,2 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 1.212,75 ha (Nhiễm nhẹ 780,48 ha, trung bình 380,9 ha, nặng 51,37 ha). Diện tích đã phòng trừ 680,9 ha; lần 2 là 55,2 ha.

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 300,5 ha (Nhiễm nhẹ 224,3 ha, trung bình 68,8 ha, nặng 7,4 ha). Diện tích đã phòng trừ 163,5 ha; lần 2 là 6,1 ha.

- Châu chấu: Diện tích nhiễm 3,3 ha (Chủ yếu nhiễm trung bình). Diện tích đã phòng trừ 3,3 ha.

1.2. Trên lúa xuân muộn trà 2:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.465,2 ha (Nhiễm nhẹ 1.657,3 ha, trung bình 807,9 ha, nặng 11,6 ha). Diện tích đã phòng trừ 1.602,7 ha; lần 2 là 33,2 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 1.342,8 ha (Nhiễm nhẹ 930,4 ha, trung bình 396,2 ha, nặng 16,2 ha). Diện tích đã phòng trừ 579,5 ha; lần 2 là 23,3 ha.

- Bệnh sinh lý vàng lá: Diện tích nhiễm 141,5 ha (Nhiễm nhẹ 120,3 ha, trung bình 21,2 ha).

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 152,9 ha (Nhiễm nhẹ 150,8 ha, trung bình 16,5 ha). Diện tích đã phòng trừ 16,5 ha.

2. Trên cây ngô:  

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 45,4 ha (Nhiễm nhẹ 28,9 ha, trung bình 16,5 ha). Diện tích đã phòng trừ 16,5 ha.

- Bệnh khô vằn:  Diện tích nhiễm 374,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). - Sâu đục thân, bắp: Diện tích nhiễm 36,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Sau đục thân, bắp: Diện tích nhiễm 43,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Diễn tích nhiễm 805,5 ha (Nhiễm nhẹ 671,6 ha, trung bình 133,9 ha). Diện tích đã phòng trừ 299,9 ha.

- Rầy xanh: Diễn tích nhiễm 604,5 ha (Nhiễm nhẹ 591,1 ha, trung bình 13,4 ha). Diện tích đã phòng trừ 13,4 ha.

- Bọ xít muỗi: Diễn tích nhiễm 545 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

4. Trên cây lâm nghiệp:

- Chấu chấu tre lưng vàng: Diện tích nhiễm 34,9 ha (Nhiễm nhẹ 11,4 ha, trung bình 21 ha, nặng 2,5 ha). Diện tích đã phòng trừ 34,9 ha.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 06/2024:

1. Trên mạ, lúa mùa sớm: Sâu cuốn lá, sâu đục thân hai chấm, ốc bươu vàng, rầy các loại, cào cào, châu chấu gây hại nhẹ, chuột hại cục bộ.

2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại trên ngô hè thu từ 2 lá trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng cần phòng trừ kịp thời ngay từ lứa đầu tiên.

3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Rầy, rệp các loại, bệnh thán thư, chảy gôm phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của sâu ong hại cây mỡ, sâu xanh ăn lá bồ đề, châu chấu hại tre, mai, luồng. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Công tác chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các xã, thị trấn: Hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín để tránh ảnh hưởng của mưa bão và điều kiện bất lợi của thời tiết, chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ Mùa. Lưu ý: Hướng dẫn các địa phương gieo trồng đúng khung lich thời vụ, đảm bảo diện tích gieo trồng theo kế hoạch, không được bỏ ruộng, bỏ vụ.

- Chi cục Trồng trọt và BVTV yêu cầu các Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, thành, thị thực hiện điều tra sâu bệnh chuyển vụ, xây dựng Phương án BVTV vụ mùa, vụ đông năm 2024. Hướng dẫn, tham mưu chính quyền địa phương các biện pháp chỉ đạo xử lý các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng đảm bảo an toàn cho sản xuất.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Trên mạ:

+ Áp dụng kỹ thuật SRI, gieo mạ thưa (1kg thóc giống trên 10m2), bón phân chuồng hoai mục và bón lót phân NPK 5.10.3 cho cây mạ sinh trưởng và phát triển tốt.  

+ Xử lý hạt giống trước khi ủ bằng một số loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Cruiser Plus 312.5FS, Enaldo 40FS, Gaucho 600FS, … để hạn chế  môi giới truyền bệnh lùn sọc đen và bệnh vàng lụi (vàng lá di động). Theo dõi chặt chẽ rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng trên mạ, trong trường hợp cần thiết thì phải phun trừ kịp thời trước khi cấy 3 ngày bằng một số loại thuốc trừ rầy (ví dụ: : MipCiDe 50WP, Butyl 10WP, Comda gold 5WG, Sagometro 50WG, Actara 25 WG, Virtako 1.5 RG, Admaire 050 EC, ...). Bắt mẫu phân tích giám định nguồn bệnh để có biện pháp khoanh vùng chỉ đạo kịp thời.

+ Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

- Trên lúa: Làm đất kỹ, bón vôi khử chua, xử lý rơm rạ để hạn chế nguồn sâu bệnh và bệnh sinh lý sau cấy. Áp dụng kỹ thuật SRI: Bón lót phân chuồng hoai mục, phân lót đầy đủ, cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh/khóm, cấy nông tay, mật độ 35 - 40 khóm/m2; chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng tốt.

+ Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh: Ốc bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, ...

2. Trên cây ngô xuân:

- Sâu keo mùa thu:

 + Biện pháp canh tác, thủ công: Làm đất kỹ, sạch cỏ; kết hợp làm cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trường thành, sâu non khi cây ngô còn nhỏ chưa xoáy nõn.

 + Ưu tiên biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả, giảm sử dụng hóa chất nhằm bảo vệ, phát triển thiên địch có ích, giúp bảo vệ môi trường; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...) để hạn chế tác hại của sâu.

+ Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Angun 5WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC....  Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...

4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi kinh doanh giai đoạn quả non cần chú ý phòng trừ bọ xít, nhện, rệp, bệnh thán thư, bệnh loét, sẹo,...

- Bọ xít: Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV để phòng trừ cho bọ xít hại bưởi và cây có múi chưa có, nên tạm thời sử dụng một số thuốc ví dụ như: Aremec 36EC, Reasgant 1.8EC, Bestox 5EC, Sherpa 10EC/25EC, Cyperan 50EC;10EC;25EC, Fastac 5EC, …

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Redmite 300SC, Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex 1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC,  Kamai 730EC, SK EnSpray 99 EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...

- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP,

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon 8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn