Chủ Nhật, 8/9/2024
Lâm Thao chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa mùa ngay từ đầu vụ năm 2024
Gửi bài In bài
Cán bộ Trạm TT&BVTV huyện kiểm tra mạ trước khi cấy

Vụ mùa năm 2024, toàn huyện Lâm Thao gieo cấy khoảng 2.100 ha lúa, trong đó trà mùa sớm chiếm 45% diện tích, trà mùa trung chiếm 55%. Sản xuất vụ mùa thường khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như: Mưa lớn, nắng nóng diễn biến bất thường…), đặc biệt các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh và gây hại mạnh.

Trước tình hình đó, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Thao đã chủ động phối hợp với các địa phương trong công tác điều tra dự tính dự báo các đối tượng sâu, bệnh hại ngay từ đầu vụ. Trong tháng 6 năm 2024, sau khi vừa thu hoạch lúa chiêm xuân, bước ngay vào sản xuất lúa vụ mùa, đất trồng không được nghỉ. Trạm đã phối hợp với các đơn vị trong khối nông nghiệp của huyện chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm đất để sản xuất vụ mùa; thực hiện cày bừa ngâm ủ gốc rạ để hạn chế bệnh sinh lý ngay khi lúa mới cấy. Thực hiện tổng điều tra sâu bệnh gối vụ, chuyển lứa, thu bắt mẫu sâu, rầy gây hại trên bờ cỏ, lúa chét và trên mạ.

Căn cứ kết quả tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ và kết quả điều tra sâu bệnh định kỳ từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 6, Kết quả tổng điều tra cho thấy: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm gây hại trên bờ cở, lúa chét với mật độ cao, trưởng thành cuốn lá và đục thân chuyển lứa ra từ đầu đến giữa tháng 6, di chuyển và đẻ trứng trên diện tích mạ mùa. Đối tượng rầy các loại di chuyển và tập trung gây hại trên mạ mùa. Qua đó Trạm đã tổng hợp để tham mưu UBND huyện phương án phòng chống sinh vật gây hại vụ mùa, vụ đông. Ra thông báo sâu bệnh, viết bài tuyên truyền hướng dẫn phòng trừ một số đối tượng như: Sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, ốc bươu vàng và bệnh nghẹt rễ sinh lý gây hại trên mạ và lúa mùa gửi phát trên hệ thống loa truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn, đồng thời tiến hành ngắt bỏ ổ trứng sâu đục thân và dảnh mạ héo ngay trên ruộng mạ, để giảm nguồn sâu ra ruộng cấy. Đây là biện pháp vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả phòng trừ cao nhất đối với sâu đục thân hai chấm tại thời điểm này. Đối với những diện tích mạ có rầy xuất hiện, đặc biệt là rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng nên phun trừ rầy bằng 1 số loại thuốc như: Actara 25WG, Mopride 20WP,... có thể kết hợp phun thuốc phòng trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ bằng các loại thuốc như: Sattrungdan 95BTN, Clever 300WG, SecSaigon 25EC, Tasieu 5WG,…. phun thuốc trước khi mang mạ ra ruộng cấy từ 2-3 ngày.

Đối với cây lúa ưu tiên sử dụng biện pháp thủ công thu bắt ốc bươu vàng non và ốc trưởng thành để hạn chế sự gây hại như (bắt bằng tay, lấy dây rau lang, sơ mít để ở đầu bờ ruộng lúa). Khi mật độ ốc trên 3 con/m2, sử dụng một trong các loại thuốc Oosaka 700WP, Pazol 700WP, AC Snaikill 700WP,… chú ý khi phun phải đảm bảo mực nước trong mặt ruộng từ 2-3cm. Trên một số diện tích lúa cấy sớm giai đoạn đẻ nhánh có mật độ sâu non cuốn lá nhỏ tuổi 1, 2 trên 50 con/m2 (trên 1 con/khóm), cần sử dụng một trong các loại thuốc để phun phòng trừ như: Sattrungdan 95BTN, Clever 300WG, SecSaigon 25EC, Tasieu 5WG,…

Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, lúa sau khi cấy bà con cần lưu ý duy trì giữ đủ mực nước trong ruộng để hạn chế và khắc phục những diện tích bị nghẹt rễ sinh lý. Những ruộng lúa lá bị vàng lá, rễ màu đen, không có rễ mới, ruộng nổi nhiều váng, sủi bọt khí, cần tiến hành bón bổ sung phân lân, sục bùn, tháo bỏ nước chỉ duy trì đủ ẩm đất để kích thích cây ra rễ mới, đồng thời bổ xung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan,  Siêu ra rễ; XO siêu lân, Antracol 70WP,…

 

Th.s: Trương Thị Thanh Nga

Trạm trưởng Trạm TT&BVTV huyện



Hình: Cán bộ Trạm TT&BVTV huyện kiểm tra mạ trước khi cấy

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn