Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 06/2024 Dự báo tình hình SVGH tháng 07/2024
Gửi bài In bài
Lúa vụ mùa giai đoạn đẻ nhánh rộ

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 06/2024:

1. Trên cây lúa

1.1. Trên lúa mùa sớm:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 301,1 ha (Nhiễm nhẹ 289,1 ha, trung bình 12 ha). Diện tích đã phòng trừ 10 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 22 ha (Nhiễm nhẹ 18 ha, trung bình 4 ha). Diện tích đã phòng trừ 4 ha.

1.2. Trên lúa mùa trung:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 67,4 ha (Nhiễm nhẹ 55,7 ha, trung bình 11,7 ha). Diện tích đã phòng trừ 37,8 ha.

2. Trên cây ngô:  

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 90,2ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích đã phòng trừ 25,8 ha.

3. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi: Diễn tích nhiễm 791,7 ha (Nhiễm nhẹ 738,2 ha, trung bình 34,8 ha, nặng 18,7 ha). Diện tích đã phòng trừ 53,3 ha.

- Bọ cánh tơ: Diễn tích nhiễm 1.105,1 ha (Nhiễm nhẹ 855,1 ha, trung bình 250 ha). Diện tích đã phòng trừ 250 ha.

- Rầy xanh: Diễn tích nhiễm 532,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

4. Trên cây bưởi:

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 57,4 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

5. Trên cây lâm nghiệp:

- Chấu chấu tre lưng vàng: Diện tích nhiễm 26,56 ha (Nhiễm nhẹ 15 ha, trung bình 11,56 ha). Diện tích đã phòng trừ 26,56 ha.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 07/2024:

1. Trên lúa mùa:

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại từ trung tuần đến cuối tháng 7, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ). Đây là lứa sâu hại quy mô rộng cần phải phòng trừ. (Cần lưu ý trên diện tích trà sớm).

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ruộng hại nặng.

- Chuột: Gây hại trên trà sớm vào cuối tháng 7 khi lúa vào giai đoạn cuối đẻ nhánh sáng đứng cái làm đòng, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ruộng hại nặng cần lưu ý trên những cánh đồng gần khu trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, đường lớn, ….

Ngoài ra: Sâu đục thân, rầy các loại,hại nhẹ rải rác.

2. Trên cây ngô:

- Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

Ngoài ra: Sâu xám, sâu ăn lá hại rải rác.

3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhệ đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Nhện các loại, bệnh sẹo, loét, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại nhẹ, rệp các loại, sâu đục cành, ruồi vàng hại rải rác trên cây bưởi.  

5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của châu chấu hại tre, mai, luồng, sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu ong hại cây mỡ. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại rải rác, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công như: Bắt bằng tay, dùng lá khoai, xơ mít để ở dầu bờ ruộng sau đó thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy. Khi áp dụng các biện pháp thủ công mà mật độ ốc vẫn còn cao từ trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng  đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ: Boxer 15GR, Pazol 700WP, Kill snail 10 GR; Starpumper 800WP; Clodansuper 700 WP;...), pha và  phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, mà tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột + 10-15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân, Antracol 70WP, ... .

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi mật độ sâu non tuổi 1 - 2 trên 50 con/ m2 (giai đoạn đẻ nhánh) sử dụng một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá, ví dụ thuốc: SecSaigon 25EC, Clever 150SC (300WG), Comda gold 5WWG, Abatimec 3.6 EC, Indogold 150 SC, Dylan 2.0EC (10WG), Tasieu 5WG, ... .

2. Trên cây ngô:

- Sâu keo mùa thu: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số thuốc như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Angun 5WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC....  Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...

- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ hại chè, ví dụ như: Catex 3.6EC, Tasieu 1.9EC,  Kuraba 3.6EC, Comite(R) 73EC, Daisy 57EC, Sokupi 0.36SL, SK EnSpray 99 EC, Aremec 18EC/36EC, Redmite 300SC,...

4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi kinh doanh giai đoạn quả non cần chú ý phòng trừ bọ xít, nhện, rệp, bệnh thán thư, bệnh loét, sẹo,...

- Bọ xít: Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV để phòng trừ cho bọ xít hại bưởi và cây có múi chưa có, nên tạm thời sử dụng một số thuốc ví dụ như: Aremec 36EC, Reasgant 1.8EC, Bestox 5EC, Sherpa 10EC/25EC, Cyperan 50EC;10EC;25EC, Fastac 5EC, …

- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Redmite 300SC, Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex 1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC,  Kamai 730EC, SK EnSpray 99 EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...

- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP,

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon 8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...

- Ruồi vàng:  Biện pháp sinh học: Dùng chất dẫn dụ côn trùng để thu hút ruồi Ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, Vizubon-P, ,…  Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil,… Ví dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC, …

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.




Ảnh: Lúa vụ mùa giai đoạn đẻ nhánh rộ


THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn