Phun phòng trừ sinh vật gây hại trên lúa bằng thiết bị bay không người lái tại xã Phùng Nguyên huyện Lâm Thao
I/ TÌNH
HÌNH SVGH TRONG THÁNG 07/2024:
1. Trên cây lúa
1.1. Trên lúa mùa sớm:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích
nhiễm 1.904,3 ha (Nhiễm nhẹ 751,8 ha, trung bình 1.080,6 ha, nặng 71,9 ha).
Diện tích đã phòng trừ 966,2 ha.
- Chuột
hại: Diện tích bị hại 354,9 ha (Hại nhẹ 324,7 ha, trung bình 30,2 ha).
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm
314,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm
193,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm
59,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Ruồi đục nõn: Diện tích nhiễm
24,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
1.2. Trên lúa mùa trung:
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm
478,9 ha (Nhiễm nhẹ 408,9 ha, trung bình 70 ha). Diện tích đã phòng trừ 74,4
ha.
- Chuột hại: Diện tích bị hại
319,6 ha (Hại nhẹ 313,8 ha, trung bình 5,8 ha).
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm
303,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích
nhiễm 68,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm
4,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
2. Trên cây ngô:
- Sâu keo mùa thu: Diện tích
nhiễm 231,1 ha (Nhiễm nhẹ 216,2 ha, trung bình 14,9 ha). Diện tích đã phòng trừ
40,3 ha.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm
67,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
3. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Diễn tích nhiễm 993,8 ha (Nhiễm nhẹ 950,1
ha, trung bình 43,7 ha). Diện tích đã phòng trừ 43,7 ha.
- Bọ xít muỗi: Diễn tích nhiễm 913,1 ha (Nhiễm nhẹ 831,1
ha, trung bình 82 ha). Diện tích đã phòng trừ 82 ha.
- Nhện đỏ: Diện
tích nhiễm 135,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Rầy xanh: Diễn tích nhiễm 55,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 08/2024:
1. Trên lúa mùa:
- Sâu cuốn lá nhỏ:
Sâu non lứa 5 gây hại từ đầu tháng 8 trên các trà lúa giai
đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái - làm đòng, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình,
cục bộ hại nặng. Có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời gây ảnh hưởng năng xuất cuối
vụ.
- Bệnh khô vằn: Trong điều kiện nắng mưa xen kẽ,
bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và lây lan, mức độ hại nhẹ đến trung bình,
cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân
đối.
- Chuột: Tiếp tục
gây hại cục bộ, đặc biệt đối với những nơi có địa hình phức tạp, gần đồi gò, khu chợ, dân cư, khu
đồng có trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, ven đường lớn có trồng cỏ voi,.... .
- Bệnh bạc lá, đốm
sọc vi khuẩn: Bệnh sẽ phát sinh, lây lan nhanh, nhất là sau các cơn mưa
lớn kèm theo dông, lốc. Mức độ hại nhẹ đến trung bình trên các ruộng xanh tốt, lá
rậm rạp, đang trong giai đoạn làm đòng - trỗ bông, nhất là trên diện tích đã xuất
hiện nguồn bệnh từ
vụ trước, gieo, cấy
các giống mẫn cảm (Thiên ưu 8, Hương Thơm, TBR 225,...).
- Rầy các loại
tiếp tục tích lũy mật độ gây hại vào cuối tháng 8 trở đi, mức độ hại nhẹ đến
trung bình, cục bộ
gây cháy ổ, cháy chòm.
Ngoài ra: Sâu đục
thân, bọ xít dài hại nhẹ rải rác.
2. Trên cây ngô: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm
lá hại rải rác, chuột gây hại cục bộ. Ngoài ra: Sâu keo mùa thu, sâu ăn lá gây
hại rải rác, chuột hại cục bộ.
3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm
nâu, đốm xám hại rải rác.
4. Trên cây
ăn quả: Nhện các loại, bệnh sẹo, loét, bệnh chảy
gôm phát sinh gây hại nhẹ, rệp các loại, sâu đục cành, ruồi vàng hại rải rác trên cây bưởi.
5. Trên cây lâm
nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu đo ăn lá gây hại rải rác
trên cây keo, cây quế. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm
lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại rải rác, mối hại gốc gây hại cục bộ
trên cây keo.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sử dụng các biện
pháp thủ công, vợt bắt, giết trưởng thành, nhộng và sâu non. Kiểm tra, phân
loại đồng ruộng, khi mật độ sâu đến ngưỡng (giai đoạn đứng cái 20 con/m2, đẻ nhánh rộ 40 con/m2), sử
dụng một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá, ví dụ thuốc: Indogold 150 SC, Dylan
2.0EC (10WG), Tasieu 5WG, Comda gold 5WG, SecSaigon 25EC, Clever 150SC (300WG),
Gà nòi 95SP, Abatimec 3.6 EC,...
- Chuột hại: Theo dõi thời tiết và tổ chức
rải mồi bả diệt chuột tập trung trong 1-2 ngày. Sử dụng các loại bả, thuốc chuột có trong danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví
dụ như Hicate 0.25WP, iHIHRanpart 2%DS, Cat 0.25WP, RasGer 20DP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ..., trộn với thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang,
mộng mạ, cua, ốc, tép, ... để thành bả hoặc dùng bả trộn sẵn Broma 0.005AB, FORWARAT 0.005% WAX
BLOCK, GIMLET 2.0GB…
- Bệnh khô vằn:
Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng
các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Saipora Super 350SC, Saizole 5EC,
Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 3SL, Help 400
SC,...
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón
phân đạm thay vào đó là sử dụng các chế
phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu
lân, Antracol 70WP, ... .
2. Trên cây ngô: Phun phòng trừ những
diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
3. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại
trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ
trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant
3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...
- Bọ xít muỗi:
Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại
thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map
Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop
3.0 CS, Sudoku 58EC …
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể
sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold
5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba
3.6EC, Aga 25EC,...
- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%, có thể sử
dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ hại chè, ví dụ như: Catex 3.6EC,
Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Comite(R)
73EC, Daisy 57EC, Sokupi 0.36SL, SK EnSpray 99 EC, Aremec 18EC/36EC, Redmite
300SC,...
4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi kinh doanh giai
đoạn quả non cần chú ý phòng trừ bọ xít, nhện, rệp, bệnh thán thư, bệnh loét,
sẹo,...
- Bọ xít: Hiện nay trong danh mục thuốc
BVTV để phòng trừ cho bọ xít hại bưởi và cây có múi chưa
có, nên tạm thời sử dụng một số thuốc ví dụ như: Aremec 36EC, Reasgant 1.8EC,
Bestox 5EC, Sherpa 10EC/25EC,
Cyperan 50EC;10EC;25EC, Fastac 5EC, …
- Nhện: Khi cây có trên
10% lá, quả
bị hại sử
dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Redmite 300SC, Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex
1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC, Kamai 730EC, SK
EnSpray 99 EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...
- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem
tiêu hủy,
khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì
sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL,
Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, …
- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon
8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...
- Ruồi vàng: Biện pháp sinh
học: Dùng chất
dẫn dụ côn trùng để thu hút
ruồi Ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, Vizubon-P, ,… Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số hoạt
chất: Abamectin, Petroleum oil,… Ví
dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC, …
Lưu ý:
Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa
phương./.
Ảnh 1: Phun phòng trừ sinh vật gây hại trên lúa bằng thiết bị bay không người lái tại xã Phùng Nguyên huyện Lâm Thao
Ảnh 2: Bà con nông dân huyện Lâm Thao phun phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ trong cao điểm sâu bệnh tháng 8