Lãnh đạo Chi cục cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra tình hình sâu bệnh tại huyện Lâm Thao
Hiện
nay, trà lúa Mùa sớm đang trong giai
đoạn phơi màu - ngậm sữa, chắc xanh, trà Mùa trung đang ở giai đoạn làm đòng -
trỗ bông; qua điều tra tình hình SVGH ngày 19 - 20/8/2024. Chi cục Trồng trọt và BVTV thông
báo tình hình SVGH, dự báo trong thời gian tới như sau:
I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:
1. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh
đã xuất hiện trên các trà lúa tại các huyện, thành, thị, tỷ lệ bệnh phổ biến 1,4 - 8,3 %, cao 20,4 - 28 %, cục bộ 32 - 42% (Lâm
Thao, Hạ Hòa, Tam Nông). Diện tích nhiễm 2.997,1 ha (Nhiễm nhẹ 1.775,4 ha;
trung bình 1.217,4 ha; nặng 4,3 ha (Lâm Thao)). Diện tích đã phòng trừ lần 1 là
1.197,5 ha. Phun lần 2 là 9 ha.
* Dự báo: Trong
những ngày tới, thời tiết tiếp tục có nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp,
bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.
2. Rầy các loại:
* Hiện tại: Mật độ hại phổ
biến 13 - 90 con/m2, cao 115 - 840 con/m2 , cục bộ ổ ruộng 1.000 - 1.500 con/m2 (Tân Sơn, Yên
Lập); phát dục chủ yếu tuổi 2,3,4; diện tích nhiễm 175,6 ha (Tân Sơn, Yên Lập,
Thanh Sơn), chủ yếu nhiễm nhẹ.
* Dự báo: Rầy
tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ và gây hại trên các trà lúa vào cuối tháng
8 sang đầu tháng 9, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây cháy ổ, chày chòm từ
ngoài mùng 2 tháng 9 trở đi, do vậy cần phải tuyên truyền bà con nông dân kiểm
tra đồng ruộng phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Tân Sơn, Yên Lập, Thanh
Sơn, Hạ Hòa, Lâm Thao, ... .
3. Bệnh bạc lá, Đốm sọc vi khuẩn:
* Hiện tại: Tỷ lệ
bệnh phổ biến 0,2 - 3,2%; cao 8,0 - 15%; cục bộ 24 % - 30,4 (Việt Trì, Hạ Hòa),
diện tích nhiễm 214,8ha (Nhiễm nhẹ 203,3 ha; trung bình 11,5 ha). Diện tích
phòng trừ 55,8 ha.
* Dự báo: Trong
những ngày tới, trên trà sớm cây lúa vào ngậm sữa đến trác xanh, trà mùa trung trỗ
bông - phơi màu, bệnh có xu hướng gia tăng nhanh về cuối vụ, gây hại trên các
trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, nhất là sau mưa rào kèm
theo dông, lốc. Những ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh, ruộng cấy giống mẫn cảm
(Thiên ưu 8, Hương Thơm, TBR 225, khang dân 18, ...) cần lưu ý phòng trừ kịp
thời.
4. Sâu đục thân hai chấm:
* Hiện tại: Sâu
đục thân 2 chấm trưởng thành tiếp tục ra di chuyển và đẻ trứng, sâu non tiếp
tục nở gây hại rải rác trên trà lúa mùa trung, tỷ lệ hại phổ
biến 0,1 - 0,4%, cao 1,0 - 4,0%.
* Dự báo: Do
trưởng thành sâu đục thân 2 chấm ra gối nhau, tiếp tục gây hại trên trà lúa mùa
trung những ruộng lúa đang trỗ thấp thoi và một số ít diện tích cây sau đang
đòng già, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ
kịp thời gây dảnh héo, bông bạc t. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh
Ba, Phù Ninh, TX. Phú Thọ, ... .
5. Ngoài ra: Chuột tiếp tục di chuyển và gây hại nhẹ tại huyện như:
Tân Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Lâm Thao, TP.Việt Trì, Thanh Sơn, ... bệnh vàng lá sinh lý cần tiếp tục
theo dõi để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG
TRỪ:
1. Biện pháp chỉ đạo:
Từ nay đến cuối vụ không còn nhiều thời gian, do
vậy để tiếp tục thực hiện tốt công tác chỉ đạo phòng trừ SVGH trên lúa mùa, đảm
bảo an toàn cho sản xuất và an ninh lương thực, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ
thực vật đề nghị:
- UBND các huyện, thành, thị: Tiếp tục quan tâm
chỉ đạo, phân công thành viên BCĐ sản xuất và các phòng, trạm chuyên môn đến cơ
sở kiểm tra những diện tích cần tiếp tục chỉ đạo phòng trừ các đối tượng sinh
vật gây hại trong thời gian tới để đảm bảo an toàn cho sản xuất và an ninh
lương thực trên địa bàn (Không được chủ quan lơ là trong kỳ nghỉ lễ
Quốc Khánh 2/9). Chú ý những diện tích nhiễm Bệnh khô vằn, Rầy các loại, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn,
sâu đục thân 2 chấm trên những diện tích trỗ sau ngày 2/9 trở đi.
- Đề nghị Hội Nông dân tỉnh tiếp tục quan tâm phối
hợp chỉ đạo với các cấp Hội thông tin, tuyên truyền đến hội viên để thực hiện
phòng trừ sinh vật gây hại (SVGH) có hiệu quả, bảo vệ sản xuất và môi trường,
đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
- Chi cục giao Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
các huyện, thành, thị tiếp tục điều tra phát hiện, dự tính, dự báo chính xác về
quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng, ra thông báo hàng tuần theo quy
định; tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời có
hiệu quả đảm bảo an toàn cho sản xuất trên địa bàn.
2. Kỹ thuật phòng trừ:
- Bệnh khô vằn:
Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng
các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Saipora Super 350SC, Saizole 5EC,
Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 3SL, Help 400
SC,...
- Rầy các loại: Khi cây lúa bắt
đầu trỗ mật độ rầy cám trên 1.000 con/m2 (trên 25 con/khóm) thì cần
phải phun phòng trừ một số loại thuốc, ví dụ: Sherzol 205 EC, Saivina 430SC, A quinphos 40EC, Butyl 10WP, Comda
gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas 50 EC, Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP, Chess 50WG, …
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa rào và dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện
ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ vi khuẩn trên
lúa, ví dụ như: Alpine 80WP/WDG, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP,
Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Avalon 8WP
-
Sâu đục thân: Thăm
đồng thường xuyên, kết hợp biện
pháp thủ công như vợt bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo để giết sâu
non. Khi ruộng lúa có mật độ trưởng thành trên 0,3 con/m2 hoặc ổ
trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc
đã được đăng ký, ví dụ: Nicata 95SP, Sago-super 3GR, 40EC, Gà nòi 95 SP,
Netoxin 90WP, Patox 95SP, ...
- Các đối tượng khác tiếp tục theo dõi để có biện
pháp phòng trừ kịp thời.
Lưu ý: Sau khi phun thuốc xong cần thu gom bao gói thuốc BVTV để vào đúng
nơi quy định của địa phương.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ
thông báo và kính đề nghị UBND các huyện, thành, thị tiếp tục quan tâm quan tâm
chỉ đạo./.
Ảnh: Lãnh đạo Chi cục cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra tình hình sâu bệnh tại huyện Lâm Thao