Lúa mùa giai đoạn chín sáp đến chín
I/ TÌNH
HÌNH SVGH TRONG THÁNG 08/2024:
1. Trên cây lúa
1.1. Trên lúa mùa sớm:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích
nhiễm 2.207,9 ha (Nhiễm nhẹ 1.144,7 ha, trung bình 893,6 ha, nặng 169,6 ha).
Diện tích đã phòng trừ 2.222,3 ha.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm
1.972,3 ha (Nhiễm nhẹ 1.047,1 ha, trung bình 911,2 ha, nặng 14 ha). Diện tích
đã phòng trừ 1.495,8 ha; trong đó lần 2 là 4,7 ha.
- Chuột
hại: Diện tích bị hại 233,2 ha (Hại nhẹ 228,5 ha, trung bình 4,7 ha).
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm
165,3 ha (Nhiễm nhẹ 149 ha, trung bình 16,3 ha). Diện tích đã phòng trừ 16,3
ha.
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm
76,5 ha (Nhiễm nhẹ 67,2 ha, trung bình 9,3 ha). Diện tích đã phòng trừ 9,3 ha.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Diện
tích nhiễm 30,5 ha (Nhiễm nhẹ 22,9 ha, trung bình 7,6 ha). Diện tích đã phòng
trừ 18,7 ha.
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm
92,4 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Sâu đục thân: Diện tích nhiễm
5,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
1.2. Trên lúa mùa trung:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích
nhiễm 4.783,4 ha (Nhiễm nhẹ 1.381 ha, trung bình 3.149,9 ha, nặng 252,5 ha).
Diện tích đã phòng trừ 3.525 ha.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm
2.503,7 ha (Nhiễm nhẹ 1.304,1 ha, trung bình 1.183,8 ha, nặng 15,8 ha). Diện
tích đã phòng trừ 1.525,8 ha.
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm
360,49 ha (Nhiễm nhẹ 254,7 ha, trung bình 105,4 ha, nặng 0,39 ha). Diện tích đã
phòng trừ 105,79 ha.
- Chuột hại: Diện tích bị hại 557,9
ha (Hại nhẹ 475,9 ha, trung bình 82 ha).
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm
511,1 ha (Nhiễm nhẹ 412,3 ha, trung bình 98,8 ha). Diện tích đã phòng trừ 98,8
ha.
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 221,6
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích đã phòng trừ 102,4 ha.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Diện
tích nhiễm 116,3 ha (Nhiễm nhẹ 110,1 ha, trung bình 6,2 ha). Diện tích đã phòng
trừ 19,8 ha.
- Bọ xít dài: Diện tích nhiễm 29,6
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Sâu đục thân: Diện tích nhiễm
3,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
2. Trên cây ngô:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm
433,3 ha (Nhiễm nhẹ 382,9 ha, trung bình 50,4 ha). Diện tích đã phòng trừ 43,6
ha.
- Sâu đục thân, bắp: Diện tích
nhiễm 10,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bệnh đốm lá nhỏ: Diện tích
nhiễm 9,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Chuột: Diện tích bị hại 8,1 ha
(Chủ yếu hại nhẹ).
- Bệnh đốm lá lớn: Diện tích
nhiễm 3,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
3. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi: Diễn tích nhiễm 1.352,2 ha (Nhiễm nhẹ 958,5
ha, trung bình 393,7 ha). Diện tích đã phòng trừ 569,6 ha.
- Bọ cánh tơ: Diễn tích nhiễm 831,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Rầy xanh: Diễn tích nhiễm 465,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 09/2024:
1. Trên lúa mùa:
- Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ,
gây hại mạnh trong thời gian tới, có thể gây cháy chòm, ổ trên diện tích lúa
đang chín sáp vào đầu tháng 9 trở đi, cần chú ý theo dõi chặt chẽ để phòng trừ
kịp thời khi mật độ rầy tới ngưỡng. Các huyện cần chú ý: Hạ Hòa, Lâm Thao, Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê,...
- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.
- Sâu đục thân hai chấm: gây hại nhẹ trên những
diện tích lúa trỗ sau ngày 2/9, các huyện có diện tích lúa trỗ khoảng thời gian
này cần lưu ý để chỉ đạo phòng trừ.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: sau trận mưa kèm
theo dông lốc bệnh sẽ sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh, nhất
là ruộng và cánh đồng đã bị nhiễm bệnh, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Những
ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh, ruộng cấy giống mẫn cảm (Thiên ưu 8, Hương Thơm,
TBR 225,...) cần lưu ý phòng trừ kịp thời.
- Sâu cuốn lá nhỏ Lứa 6: sâu non gây hại từ đầu
tháng 9 trên những diện tích lúa muộn trỗ sau ngày mùng 2 tháng 9, mức độ gây
hại nhẹ đến trung bình.
Ngoài ra: Chuột, bọ
xít dài hại nhẹ rải rác.
2. Trên cây ngô:
+ Đối với ngô Hè Thu: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại rải rác,
chuột gây hại cục bộ.
+ Đối với ngô Thu Đông: Sâu keo mùa thu gây hại từ
nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên đất bãi. Sâu xám, sùng đất, sâu ăn lá
hại rải rác.
3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm
nâu, đốm xám hại rải rác.
4. Trên cây
ăn quả: Nhện các loại, bệnh sẹo, loét, bệnh chảy
gôm phát sinh gây hại nhẹ, rệp các loại, sâu đục cành, ruồi vàng hại rải rác trên cây bưởi.
5. Trên cây lâm
nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu đo ăn lá gây hại rải rác
trên cây keo, cây quế. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm
lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại rải rác, mối hại gốc gây hại cục bộ
trên cây keo.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn:
Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng
các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Saipora Super 350SC, Saizole 5EC,
Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 3SL, Help 400
SC,...
- Rầy
các loại:
Khi cây lúa bắt đầu trỗ mật độ rầy cám trên 1.000
con/m2 (trên 25 con/khóm) thì cần phải phun phòng trừ một
số loại thuốc, ví dụ: Sherzol 205 EC, Saivina
430SC, A quinphos 40EC, Butyl 10WP, Comda gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas
50 EC, Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP, Chess 50WG, …
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa rào và dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện
ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ vi khuẩn trên
lúa, ví dụ như: Alpine 80WP/WDG, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP,
Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Avalon 8WP
- Sâu đục thân: Thăm đồng thường xuyên, kết
hợp biện
pháp thủ công như vợt bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo để giết sâu
non. Khi ruộng lúa có mật độ trưởng thành trên 0,3 con/m2 hoặc ổ
trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc
đã được đăng ký, ví dụ: Nicata 95SP, Sago-super 3GR, 40EC, Gà nòi 95 SP,
Netoxin 90WP, Patox 95SP, ...
- Các đối tượng khác tiếp tục theo dõi để có biện
pháp phòng trừ kịp thời.
2. Trên cây ngô:
- Sâu keo mùa thu:
+ Biện pháp canh tác, thủ công: Làm đất kỹ,
sạch cỏ; kết hợp làm cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của
sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trường thành, sâu non khi
cây ngô còn nhỏ chưa xoáy nõn.
+ Ưu tiên biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả
chua ngọt bắt trưởng thành, giảm sử dụng hóa chất nhằm bảo vệ, phát triển thiên
địch có ích, giúp bảo vệ môi trường; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK
9955S, DK 6919S,...) để hạn chế tác hại của sâu.
+ Biện pháp
hoá học: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ
Sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis,
Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC,
Dylan 2.0 EC; Angun 5WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC,
Millerusa 400SC, Indogold 150SC.... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2),
nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng
mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào
buổi chiều tối.
3. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại
trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ
trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant
3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...
- Bọ xít muỗi:
Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại
thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map
Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop
3.0 CS, Sudoku 58EC …
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể
sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold
5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba
3.6EC, Aga 25EC,...
- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%, có thể sử
dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ hại chè, ví dụ như: Catex 3.6EC,
Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Comite(R)
73EC, Daisy 57EC, Sokupi 0.36SL, SK EnSpray 99 EC, Aremec 18EC/36EC, Redmite
300SC,...
4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi kinh doanh giai
đoạn quả non cần chú ý phòng trừ bọ xít, nhện, rệp, bệnh thán thư, bệnh loét,
sẹo,...
- Bọ xít: Hiện nay trong danh mục thuốc
BVTV để phòng trừ cho bọ xít hại bưởi và cây có múi chưa
có, nên tạm thời sử dụng một số thuốc ví dụ như: Aremec 36EC, Reasgant 1.8EC,
Bestox 5EC, Sherpa 10EC/25EC,
Cyperan 50EC;10EC;25EC, Fastac 5EC, …
- Nhện: Khi cây có trên
10% lá, quả
bị hại sử
dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Redmite 300SC, Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex
1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC, Kamai 730EC, SK
EnSpray 99 EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...
- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu
hủy, khi tỷ
lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử
dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL,
Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, …
- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon
8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...
- Ruồi vàng: Biện pháp sinh
học: Dùng chất
dẫn dụ côn trùng để thu hút
ruồi Ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, Vizubon-P, ,… Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số hoạt
chất: Abamectin, Petroleum oil,… Ví
dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC, …
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc
BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Ảnh: Lúa mùa giai đoạn chín sáp đến chín