Thứ Bảy, 23/11/2024
Nhãn thuốc BVTV
Gửi bài In bài

1. Nội dung và hình thức:

Nội dung và hình thức của bất kỳ nhãn thuốc BVTV nào gắn trên bao bì chứa thuốc BVTV được phép lưu hành ở Việt Nam, đều phải tuân theo những quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được sử dụng để gắn trên bao bì hoặc để làm tờ bướm giới thiệu sản phẩm của mình.

2. Nội dung nhãn thuốc BVTV:

Nội dung của một nhãn thuốc BVTV bao gồm 3 phần chính :

- Phần giới thiệu chung gồm có: Tên của thương phẩm, công dụng nói chung của thương phẩm; thành phần – hàm lượng hoạt chất chứa trong thương phẩm;  vạch màu và hình tượng (nếu có) biểu thị nhóm độc của thương phẩm. Những hình tượng biểu thị những đặc tính lý, hoá học dễ gây nguy hiểm khi cất giữ, vận chuyển (nếu có), tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, thời gian sử dụng….

- Phần hướng dẫn sử dụng bao gồm: Thuốc phòng trừ được loại dịch bệnh hại nào; liều lượng thuốc dùng cho một đơn vị diện tích; cách pha thuốc và phun thuốc; thời gian dùng thuốc thích hợp; thời gian cách ly, …

- Phần hướng dẫn các biện pháp an toàn trong khi và sau khi sử dụng thuốc.

Quần áo bảo hộ cần có khi sử dụng; cách pha thuốc, phun thuốc an toàn; thuốc giải độc (nếu có)… Các hình hướng dẫn sử dụng các đồ bảo hộ lao động.

3. Hình thức trình bày của một nhãn thuốc BVTV:

Thường có thể chia ra các loại hình như sau :

- Nhãn một cột: Nếu như nhãn phải dán lên các bao bì có chiều cao lớn hơn chiều ngang.

- Nhãn 2 và 3 cột: Dùng trong trường hợp phải dán lên bao bì có chiều ngang (hoặc chu vi của các loại chai lọ) tương đối lớn hoặc lớn hơn nhiều so với chiều cao.

- Nhãn bướm : Với những gói thuốc quá nhỏ, lọ thuốc quá nhỏ, thì nhãn dán trên bao bì quá bé, không thể ghi đầy đủ những nội dung quy định. Do vậy nhà sản xuất phải in một tờ bướm kèm theo với gói (hoặc lọ) thuốc BVTV. Tên tờ bướm sẽ ghi đầy đủ những nội dung đã quy định cho một nhãn thuốc BVTV.

Dù trình bày dưới hình thức nào (một cột, hai cột, ba cột, bướm); nội dung của bất kỳ nhãn thuốc BVTV nào cũng phải bao hàm đầy đủ những nội dung mà pháp luật đã quy định.

4.  Cách đọc nhãn thuốc BVTV:

Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng để: hiểu kỹ thuốc, dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ, liều lượng, đối tượng, giai đoạn sinh trưởng cây, phòng  độc, thời gian cách ly, thuốc còn hay hết hạn, ... 

4.1. Tên thuốc: (Tên, dạng và hàm lượng)

Tên thông dụng: Tên đặt cho hoạt chất, được quốc tế chấp nhận.

Hoạt chất: Thành phần có hoạt tính để diệt trừ sâu bệnh.

Tên thương mại: (giữa và cỡ chữ to bắt mắt nhất).

Tên do từng công ty đặt để phân biệt sản phẩm của các công ty. Đây là điều bắt buộc. Một tên thông dụng có nhiều tên thương mại. Mỗi công ty có cách gia công riêng, thành phần phụ gia khác nhau, nên cùng hàm lượng hoạt chất, cùng dạng, nhưng chất lượng của thuốc có khác nhau.

 Nhãn thuốc thường có Tên thông dụng và Tên thương mại

4.2. Nhận đúng dạng thuốc:

LC, DD,SL, WSC, L: dung dịch tan trong nước. Thuốc dạng lỏng tan hoàn toàn  trong nước như rượu tan trong nước.

EC, ND: sữa. Thuốc dạng dung dịch khi hoà với nước,  thuốc không tan mà tạo thành các giọt chất lỏng phân tán trong nước (như sữa nước trong nước).

SP, BHT: Bột hoà tan trong nước (như muối, đường trong nước).

WP, BTN: Bột thấm nước (Dạng bột, phân tán được trong nước, cho vào nước tạo huyền phù. Như sữa bột trong nước).

SC, FL ,HP: Huyền phù đậm đặc (Dạng lỏng, dễ phân lớp, thể huyền phù, trước khi dùng phải lắc. Phân tán vào nước tạo huyền phù như WP).

EW:  Sữa nước trong dầu         

G, H:
Hạt                      

BR, D:
Bột

4.3. Hàm lượng thuốc: Hàm lượng hoạt chất chứa trong thuốc thương phẩm. ví dụ  Padan 95SP

4.4. Thành phần: Để biết rõ thuốc có những hoạt chất gì, thành phần bao nhiêu.

4.5. Công dụng: Phương thức và phổ tác động, đặc điểm để chọn cách dùng thích hợp.

Ví dụ 1: Thuốc diệt được nhiều loài sâu hại, trên  các cây trồng, ....

Diệt sâu hại bằng con đường tiếp xúc, vị độc, nội hấp (phương thức tác động).

Ví dụ 2:  Thuốc trừ cỏ chọn lọc, trừ được các loài cỏ cói lác và cỏ lá rộng.

Hậu nảy mầm sớm trên lúa gieo thẳng (dùng vài ngày sau gieo).

4.6. Cách dùng: Nồng độ, liều lượng, thời điểm dùng, lượng nước.

 Lưu ý:  những điều nên tránh.

 Thời gian cách ly hay PHI: Chỉ số ngày tối thiểu kể từ lần phun cuối cùng đến khi  thu sản phẩm. Đặc biệt có ý nghĩa trên rau, quả ăn tươi, chè...

4.7. Thời hạn: Ngày tháng sản xuất và thời hạn sử dụng.

4.8. Nguồn gốc: Tên địa chỉ người, đơn vị cung ứng, sản xuất, gia công đóng gói.

4.9. Trọng lượng và khối lượng tịnh:  Trọng lượng hay khối lượng thực.

4.10. An toàn lao động và cách sơ cứu .

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn