Thứ Bảy, 23/11/2024
  • Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 2024

    Tại buổi lễ kỷ niệm, chị em nữ đoàn viên công đoàn Chi cục TT&BVTV gặp mặt giao lưu ôn lại ý nghĩa lịch sử 8/3 và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đánh giá phong trào nữ công năm 2023. Đồng chí Phan Văn Đạo - Chi cục trưởng đã phát biểu ghi nhận những nỗ lực của chị em trong thời gian qua phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn; tham gia tích cực, có hiệu quả các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao của đơn vị; nêu cao tinh thần đoàn kết, sắp xếp hài hòa công việc cơ quan và gia đình. Năm 2023, 100% nữ cán bộ Chi cục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  • Đánh giá kết quả công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2023, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2024

    Kết quả năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 105,6 nghìn ha, trong đó diện tích cây lương thực 75,1 nghìn ha (lúa 58,4 nghìn ha, ngô 16,7 nghìn ha). Tổng sản lượng lương thực có hạt 427.451,7 tấn (sản lượng lúa tái sinh 3.740,8tấn). Diện tích lúa chất lượng cao tiếp tục được mở rộng lên 32,4 nghìn ha, chiếm 55,4% diện tích gieo cấy

  • Mô hình ICM trên giống lúa TBR 225 đạt hiệu quả cao

    baophutho.vn: Ngày 21/9, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Seed tổ chức tổng kết mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên giống lúa TBR 225 gắn với dịch vụ BVTV vụ Mùa 2023 tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn

  • Lâm Thao: Phát triển vùng sản xuất chuối gắn với mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

    Với mục tiêu phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm “Chuối Lâm Thao”, năm 2023, UBND huyện Lâm Thao đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai xây dựng mô hình “Ứng dụng KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối tại huyện Lâm Thao”

  • Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối

    Phú Thọ là một trong những tỉnh vùng Trung du miền núi phía bắc có đàn gia súc khá phát triển, cùng với việc phát triển đàn trâu, bò chất lượng cao thì nhu cầu sử dụng thức ăn thô xanh cho đàn gia súc là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi trâu, bò một số địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng ngô lấy thân làm thức ăn cho gia súc (ngô sinh khối) hoặc liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn.

  • Phát triển cây gai xanh - Hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Phú Thọ

    Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cây gai xanh AP1 được trồng thử nghiệm đầu tiên tại huyện Thanh Ba. Đến nay, diện tích cây gai xanh AP1 được mở rộng tại địa bàn 11 huyện, thành, thị (Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Yên Lập, Phù Ninh, Tam Nông, Tân Sơn, Thị xã Phú Thọ, Thành phố Việt Trì) với tổng diện tích 58,6 ha, diện tích cho sản phẩm 54,3 ha. Kết quả cho thấy cây gai xanh sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, khả năng thích ứng rộng trên các loại đất: Đất đồi thấp, đất bãi cao, đất trồng màu, đất trồng sắn, trồng lạc, đất vườn.

  • Đánh giá kết quả phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ vụ mùa năm 2022

    Qua công tác điều tra, dự tính dự báo cho thấy sâu cuốn lá nhỏ gây hại khá tập trung trên 2 trà lúa (pha phát dục lệch nhau 3-4 ngày); thời gian sâu non lứa 5 nở và gây hại từ đầu tháng 8 trở đi, thời gian phòng trừ tốt nhất từ 3-10/8 (muộn hơn cùng kỳ khoảng 5 ngày), một số diện tích trà mùa trung phòng trừ muộn hơn ở các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 7.000 ha (Trà mùa sớm 3.000ha, trà mua trung 4.000ha)

  • Kết quả diệt chuột tập trung vụ Xuân 2022 và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện

    Hưởng ứng đợt phát động diệt chuột tập trung, tất cả 13 huyện, thành, thị đã ra văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai diệt chuột trên địa bàn huyện tới các các xã, thị trấn. Trong đó có 09/13 huyện, thành phố bố trí kinh phí hỗ trợ mua thuốc diệt chuột với tổng số tiền 807.345.000 đồng

  • Thanh ba tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung bảo vệ sản xuất vụ xuân 2022

    Để tiếp tục phòng trừ chuột hại hiệu quả, thời gian tới cần phải kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, trong đó coi trọng biện pháp sinh học; đồng thời cần có cơ chế chính sách và tổ chức chỉ đạo đồng bộ, làm đồng loạt thành chiến dịch. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác diệt chuột theo hình thức huy động nhân dân đóng góp xây dựng quỹ diệt chuột để có kinh phí chủ động tổ chức diệt chuột

  • Tín hiệu vui từ mô hình sản xuất cây gai xanh giống mới AP1

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn: Phòng trừ sâu đục thân 2 chấm ở thời điểm nào là hiệu quả nhất

Kết quả bầu chọn