Thứ Bảy, 23/11/2024
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 8 NĂM 2009
Gửi bài In bài

 I/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 8/2009:

1. Trên lúa:

- Sâu đục thân 2 chấm: Bướm lứa 4 ra rộ từ 25/7 - 5/8, sâu non nở rộ từ ngày 10/8 trở đi và gây hại trên lúa mùa sớm giai đoạn đòng - trỗ, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các địa phương cần chú ý: huyện Phù Ninh; huyện Lâm Thao (xã Xuân Lũng, Cao Xá, Vĩnh Lại); TPViệt Trì (xã Kim Đức, Phượng Lâu); huyệnThanh Thủy (xã Xuân Lộc).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Bướm lứa 6 ra rộ từ ngày 10/8 - 15/8 và đẻ trứng, sâu non nở rộ từ 18/8 trở đi và gây hại mạnh trên lúa mùa sớm, mùa trung giai đoạn đòng - trỗ; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ tốt. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Việt Trì, Tam Nông, Cẩm Khê, Lâm Thao, Tân Sơn.

- Rầy các loại: Rầy cám lứa 6 rộ từ giữa đến cuối tháng 8. Rầy non gây hại mạnh từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 trên lúa mùa sớm giai đoạn ngậm sữa - chín, lúa mùa trung giai đoạn đòng - chắc xanh; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy chòm, ổ. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Tân Sơn, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Thủy.

- Bệnh khô vằn: Bệnh phát triển lây lan và gây hại trên lúa mùa sớm, mùa trung, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, ruộng bón nhiều đạm.

- Bọ xít dài: gây hại trên các trà lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, mức độ hại trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven làng, đồi rừng, thung lũng, ruộng trỗ cực sớm, ruộng cấy lúa thơm.

Ngoài ra: Bệnh sinh lý, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, chuột, châu chấu gây hại cục bộ.

2. Trên chè: Các đối tượng rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ tiếp tục gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng. Đề phòng bệnh chấm xám, bệnh thối búp phát triển gây hại do điều kiện thời tiết nóng ẩm.

3. Trên cây ăn quả: Bọ xít nâu, sâu ăn lá, bệnh thán thư hại nhẹ trên cây nhãn, vải. Bệnh đốm lá, bệnh thán thư, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây hồng.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn giai đoạn 1 - 3 tuổi.

II/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa:

- Sâu đục thân 2 chấm: Trên ruộng có mật độ bướm trên 0,3 con/m2 hoặc mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 sử dụng các loại thuốc Regent 800 WG, Regell 800 WG, 50 SC, Finico 800 WG, Aremec 36 EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Thời gian phun thuốc tốt nhất sau khi bướm rộ 5 - 7 ngày.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi mật độ sâu non trên 20 con/m2 dùng các loại thuốc Regent 800WG; Rigell 50 SC, 800 WG; Regal 800 WG, 50SC;  Finico 800 WG; Actamec 40 EC,...  hỗn hợp với thuốc Pertox 5 EC, Bestox 5 EC hoặc Antaphos 25 EC, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

Thời gian phun thuốc tốt nhất từ ngày 20 - 25/8, khi đó sâu non chủ yếu đang ở tuổi 1, 2.

- Rầy các loại: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Superista 25EC, Penalty 40WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao thuốc; hoặc dùng thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC,... rẽ băng rộng 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa.

- Bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 50 SC, Tilvil 500SC, Validacin 5L, Vida 3 SC, Anvil 5SC, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

- Bọ xít dài: Trên ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Địch Bách Trùng 90 SP, Bestox 5 EC, ... phun phòng trừ  vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

- Ngoài ra: Phun phòng trừ các ổ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.

3. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên cây ăn quả, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

4. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, chú trọng bệnh héo ngọn, khô cành trên rừng trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, đồng thời phun phòng trừ diện tích keo, bạch đàn chớm bị nhiễm bệnh.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn