Mô hình sản xuất giống lúa năng suất cao, chất lượng gạo ngon TBR39 tại Lâm Thao
Năm 2023, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách
thức,
thị trường tiêu thụ một số nông sản không ổn định, giá
vật tư nông nghiệp vẫn giữ ở mức cao... nhưng với sự vào cuộc tích cực của ngành
Nông nghiệp, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong chỉ đạo, điều hành và sự chung sức,
vượt khó, sáng tạo của bà con nông dân nên công tác trồng trọt và bảo vệ thực
vật đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giá trị trên một đơn vị diện tích tiếp tục tăng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho bà con nông
dân.
Kết quả năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 105,6 nghìn ha, trong đó diện
tích cây lương thực 75,1 nghìn ha (lúa 58,4 nghìn ha, ngô 16,7 nghìn ha). Tổng sản lượng lương thực có hạt 427.451,7 tấn (sản lượng
lúa tái sinh 3.740,8tấn). Diện tích lúa chất
lượng cao tiếp tục được mở rộng lên 32,4 nghìn ha, chiếm 55,4% diện tích gieo
cấy.
Diện tích chè
đạt 13.990,4 ha, sản lượng đạt 178.784,2 tấn, diện tích chè trồng mới 128,2 ha.
Diện tích bưởi
hiện có 5,5 nghìn ha, diện tích cho sản phẩm 4,6 nghìn ha, sản lượng 57,4 nghìn
tấn; diện tích bưởi thời kỳ kinh doanh sản xuất theo quy trình an toàn đạt 2.778,4
ha.Tổng diện tích chuối đạt 3.621 ha, diện tích cho sản phẩm 3,3 nghìn ha; diện
tích trồng mới, trồng lại đạt 283,6 ha; sản lượng đạt 90,9 nghìn tấn. Diện tích rau đạt 14,9 nghìn ha, sản lượng đạt
247,3 nghìn tấn.
Toàn tỉnh đã cấp và quản
lý 251 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4.495,89 ha, trong đó 27 mã số vùng
trồng phục vụ xuất khẩu cho 17 vùng trồng với diện tích 664,31 ha, 224 mã số
vùng trồng phục vụ tiêu thụ trong nước cho 224 vùng trồng với diện tích
3.881,575 ha.
Ảnh: Mô hình quản lý mã số vùng trồng chuối xuất khẩu tại thị trấn Cẩm Khê,
huyện Cẩm Khê
Công tác bảo
vệ thực vật: Tổng diện tích cây trồng áp dụng IPM/IPHM là
82.483,56 ha, trong đó bao gồm diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP
là 927,339 ha; diện tích đạt tiêu chuẩn hữu cơ là 24 ha (06 ha cây ăn quả, cây
bưởi; 08 ha cây rau; 10 ha chè). Tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh trên lúa
cả năm 0,021%; 100% diện tích nhiễm SVGH đến ngưỡng được phòng trừ kịp thời và
có hiệu quả.
Ảnh: Sử dụng thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật
Công tác Kiểm dịch thực vật: Giám sát 100% diện tích các cây trồng mới nhập khẩu. Triển khai tốt công tác quản lý sinh vật hại
nông sản bảo quản trong kho tàng và lưu thông trên thị trường đối với
12.829,955 tấn. Không để sinh vật gây hại lạ, đối tượng KDTV xâm nhập, lây lan,
phát tán trên địa bàn quản lý; lấy 186 mẫu nông sản của 57 tổ chức, cá nhân
phục vụ phân tích, giám định. Kết quả không phát hiện sinh vật gây hại lạ cũng
như đối tượng KDTV còn sống của Việt Nam.
Năm 2024 cũng là năm sản xuất nông nghiệp tiếp tục triển
khai các chương trình, kế hoạch giai đoạn với những định hướng về giải pháp,
phương thức tổ chức, chỉ đạo sản xuất theo hướng liên kết sản xuất gắn với thị trường, sản xuất khép kín theo
chuỗi ngành hàng; phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có giá trị kinh
tế, chú trọng chế biến sâu, ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc,
với mục tiêu chỉ đạo gieo trồng 57,6 nghìn ha lúa, trong đó lúa CLC: 32,7 nghìn ha,
năng suất: 58,9 tạ/ha sản lượng 339,3 nghìn tấn; 16,0 nghìn ha ngô, năng suất: 49,6 tạ/ha, sản lượng 79,4 nghìn tấn; 15,0 nghìn ha rau, năng suất: 164,1 tạ/ha, sản
lượng 246,2 nghìn tấn; 13,9 nghìn ha chè, trong đó diện tích cho sản
phẩm 13,7 nghìn ha; năng suất: 129,5 tạ/ha; sản lượng 178,2 nghìn tấn; 5,5
nghìn ha bưởi, trong đó diện tích cho sản phẩm 4,6 nghìn ha, năng suất: 124,4
tạ/ha, sản lượng 57,9 nghìn tấn; 3,6 nghìn ha chuối, trong đó diện tích cho sản
phẩm 3,3 nghìn ha, diện tích trồng mới, trồng lại 140 ha, năng suất: 275,2
tạ/ha, sản lượng 90,8 nghìn tấn. Đánh giá, giám sát nhằm duy trì các mã số vùng trồng,
cơ sở đóng gói đã cấp. Tiếp tục rà soát, thiết lập, cấp 200 mã số vùng trồng,
cơ sở đóng gói nông sản với diện tích là 3.520 ha phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
đối với vùng trồng tập trung (chè, bưởi, chuối, rau). Phấn đấu 100% diện tích
sâu bệnh đến ngưỡng được phòng trừ kịp thời, đảm bảo an toàn sâu bệnh trên các
cây trồng. Giảm tỷ lệ thiệt hại trung bình cả năm do sâu bệnh gây ra trên lúa
dưới 1%.
Để đảm bảo thực
hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, toàn ngành cần tập trung chỉ đạo triển khai
sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi giá
trị, đảm bảo an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc, gắn với thực hiện chuẩn
hóa, công nhận sản phẩm OCOP. Rà soát, thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng
trồng các phẩm nông sản chủ lực.
Tập trung chỉ đạo
thực hiện khâu đột phá về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, trọng tâm là tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trở thành đầu mối
liên kết với kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; sản xuất
hàng hóa quy mô lớn. Đổi mới và xây dựng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn,
nông nghiệp xanh.
Xây dựng, triển khai
phương án BVTV vụ xuân, vụ mùa ngay từ đầu vụ. Thực hiện 52 kỳ điều tra sâu
bệnh định kỳ; 06 kỳ điều tra sâu bệnh bổ sung trên toàn tỉnh, đảm bảo dự tính
dự báo chính xác thời gian phát sinh, quy mô và mức độ gây hại của các đối
tượng sinh vật gây hại (SVGH) trước ít nhất 10 - 15 ngày.
Tăng cường công tác tham mưu trong
lĩnh vực KDTV nội địa; triển khai đầy đủ các kỳ điều tra sinh vật gây hại trên
các cây trồng sau nhập khẩu, theo dõi chặt chẽ diễn biến của từng đối tượng ngay
từ đầu vụ. Kiểm soát và ngăn chặn không để đối tượng KDTV xâm nhập, lây lan và
gây hại trên diện rộng. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các bộ phận, chủ
vật thể trong công tác điều tra, giám sát sinh vật hại tại các vùng trồng và
CSĐG phục vụ xuất khẩu.
Tăng cường công tác tham mưu quản lý nhà nước về giống cây
trồng, thuốc BVTV, phân bón; xây dựng kế hoạch công tác
Thanh tra, kiểm
tra ngay từ đầu năm. Tham gia 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra theo Đoàn liên ngành của cấp
trên khi có yêu cầu.
Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý mã số cho các cơ sở
vùng trồng và đóng gói, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ; đào tạo tiểu giáo viên TOT ngắn hạn trên cây trồng cho
cán bộ khuyến nông và nông dân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Duy trì chuyên mục trên Đài phát
thanh và truyền hình tỉnh, đăng bài trên Báo Phú Thọ và trang Web của Chi cục,
trên các nền tảng số zalo, facebook,..; cải tiến nâng cao chất lượng tin bài
cũng như hình thức tuyên truyền, lựa chọn thời điểm tuyên truyền gắn với nhu
cầu thực tiễn sản xuất./.