Đ/c Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sản xuất tại huyện Phù Ninh. Ảnh: Phan Văn Đạo
Năm 2019, nông nghiệp nước
ta tiếp tục hội nhập sâu hơn, đồng thời tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức như Dịch tả lợn châu Phi, tác động của biến đổi khí hậu, chiến tranh thương
mại giữa các nền kinh tế lớn, nhiều quy định mới về truy xuất nguồn gốc xuất xứ,
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn…Điều đó cũng đã ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp nói chung của tỉnh Phú Thọ, trong đó có sản xuất
trồng trọt.
Mặc dù vậy, năm 2019, sản
xuất trồng trọt của tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng. Sản xuất cây lương
thực có hạt: Tổng diện tích lúa trên địa bàn tỉnh đạt 61,7 nghìn ha, năng suất bình quân 56
tạ/ha, sản lượng 345,2nghìn tấn. Cây ngô diện tích đạt 17,1 nghìn ha; năng
suất đạt 48,2tạ/ha, sản lượng đạt 82,4 nghìn tấn.Tổng sản lượng lương thực đạt 427,7 nghìn tấn. Sản xuất rau màu các loại: Diện tích đạt 14,6 nghìn ha, năng
suất đạt 155 tạ/ha, sản lượng 227 nghìn tấn; lạc diện tích đạt 3,6 nghìn ha,
năng suất đạt 22,1 tạ/ha, sản lượng 8 nghìn tấn; sắn diện tích 6,5 nghìn ha,
năng suất đạt 147,9 tạ/ha, sản lượng 95,9 nghìn tấn. Cây ăn quả: Diện tích bưởi đạt trên 4,3 nghìn
ha, sản lượng bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn đạt trên
31,2 nghìn tấn. Cây chuối đạt 3.880 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 3.533
ha, năng suất trung bình đạt 258 tạ/ha, sản lượng đạt 91.157 tấn. Cây chè: Duy trì diện tích chè
hiện có 16 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi
đạt 184,4 nghìn tấn.
Theo thống kê, đến ngày 05/3/2020,
toàn tỉnh đã tiếp tục gieo trồng: Lúa đã cấy 36.421 ha,
ngô đã trồng 5.616 ha, lạc 2.715 ha, rau các loại 4.056 ha, khoai lang 180 ha,
sắn 2.984 ha, bưởi đã trồng 117 ha. Hiện nay, các loại cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt. Dự kiến lượng rau cung cấp hàng ngày ra thị trường khoảng trên
600 tấn rau xanh các loại, đến tháng 6 một số cây trồng sẽ cho thu hoạch (lúa,
ngô, khoai lang, lạc…) sẽ tiếp tục cung cấp ra thị trường sản lượng lương thực:
Lúa 221 nghìn tấn thóc, 27,7 nghìn tấn ngô, 72,7 nghìn tấn rau các loại…
Như vậy, sản xuất trồng trọt của tỉnh có thể đáp ứng đủ
nhu cầu lương thực, thực phẩm (Rau, củ, quả các loại… ) cho nhân dân địa phương,
một phần phục vụ chăn nuôi, cung cấp cho các tỉnh lân cận (Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái....) và xuất
khẩu (Chè, chuối, ớt…).
Sang đầu năm 2020, dự báo kinh tế toàn cầu tiếp
tục xu hướng tăng trưởng chậm. Sự bùng phát của dịch Covid - 19 diễn biến nghiêm
trọng, phức tạp, chưa dự báo được thời điểm kết thúc gây ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất,
hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản hàng hóa tại Việt Nam, trong đó có
tỉnh Phú Thọ. Mặt khác, từ nay đến cuối năm 2020, tại các địa phương tiếp tục
diễn ra Đại hội Đảng các cấp. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần ra sức phấn đấu để đạt
và vượt các chỉ tiêu sản xuất trồng trọt đã đề ra, đảm bảo an ninh lương thực,
an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh góp phần ổn định đời sống và nâng cao thu
nhập của người dân. Các chỉ tiêu chính cần phấn đấu hoàn thành:
Sản lượng
lương thực đạt 434,4 nghìn tấn (thóc 352,7 nghìn tấn; ngô 81,7 nghìn tấn), trên cơ
sở bố trí 62,1 nghìn ha
lúa và 16,6 nghìn ha
ngô; diện tích rau các loại đạt 14,2 nghìn ha, sản lượng đạt
217,2 nghìn tấn. Trồng mới cây bưởi đạt 640 ha, chăm sóc bưởi kinh doanh, cho sản
lượng thu hoạch 35,6 nghìn tấn. Cây chuối đạt 4.000 ha, sản lượng đạt 93,2 nghìn
tấn. Cây chè duy trì 16 nghìn ha, sản lượng đạt 185,4 nghìn tấn. Trong đó, lương
thực và thực phẩm (Rau, quả các loại) phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như chè, chuối và
ớt…phục vụ liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và xuất khẩu.
Để đạt được các mục tiêu trên, đòi hỏi
các cơ quan quản lý nông nghiệp các cấp, các doanh nghiệp và nông dân cần áp
dụng đồng bộ các giải pháp sau:
- Cây lương thực: Chăm
sóc diện tích lúa theo hướng đầu tư thâm canh cải tiến (SRI), kết hợp theo dõi chặt chẽ
diễn biến thời tiết để có biện pháp xử lý, chỉ đạo cho phù hợp, giảm thiểu tối
đa thiệt hại cho sản xuất, tập trung chỉ đạo diệt chuột, phòng trừ bệnh đạo ôn,
khô vằn và rầy các loại…. Chỉ đạo tập trung chăm sóc
ngô sớm ngay từ đầu vụ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời,
đặc biệt lưu ý sâu keo mùa thu, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển
tốt.
-
Cây rau các loại: Tiếp tục gieo trồng đảm bảo đủ diện tích theo kế hoạch; tăng
cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, sử dụng phân bón
hữu cơ, vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, ... Khuyến
khích, thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng giống, vật
tư; ký kết hợp đồng liên kết đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
-
Cây ăn quả: Tiếp tục chỉ đạo trồng mới bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn trong vụ Xuân
và vụ Thu, trồng chuối trên đất cao hạn, chuyển đổi; tuyên truyền, chỉ đạo chăm
sóc bưởi kinh doanh, mở rộng diện tích áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) để
nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm; rải vụ thu hoạch để phục vụ
nhu cầu đa dạng của thị trường và xuất khẩu (Đối với chuối). Chỉ đạo sản xuất
giống bưởi tại các cơ sở đủ điều kiện, có vườn cây đầu dòng để cung cấp giống
bưởi sạch bệnh, đảm bảo chất lượng phục vụ cho trồng mới.
-
Cây chè: Tiếp tục trồng lại diện tích chè cằn xấu bằng các giống chè chất lượng
cao phục vụ chế biến chè xanh; tích cực trồng cây che bóng, áp dụng GAP, IPM
trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để sản xuất ra sản phẩm an toàn; khuyến khích
đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ,
chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
-
Tổ chức sản xuất: Khuyến khích dồn đổi, cho mượn, thuê đất để hình thành vùng
sản xuất tập trung; xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng
suất, chất lượng hàng nông sản gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu
thụ theo chuỗi giá trị, nhằm tăng nhanh giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị
diện tích đất nông nghiệp trên cơ sở lợi thế các vùng, địa phương; đẩy mạnh ký
kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm (Lúa gạo, rau, chè, chuối, bưởi…).
Trong điều kiện dịch bệnh
Covid - 19 diễn biến phức tạp, sản xuất bị đình trệ do một bộ phận người dân phải
thực hiện nghiêm việc cách ly, không sản xuất trên đồng ruộng, làm thiếu hụt
nguồn cung lương thực, thực phẩm ở một số nước trên thế giới. Do đó, việc sản
xuất, chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh như chuối, chè, rau
(ớt)… của chúng ta là rất cần thiết, đang là lợi thế, tuy nhiên cần đa dạng hóa,
không nhằm vào một thị trường để tránh rủi ro. Mặt khác, cần thiết phải có sự chỉ
đạo quyết liệt của các cấp, ngành, sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của các doanh
nghiệp và nông dân tham gia sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất
lượng chế biến, bảo quản để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân tại địa phương./.
Chi cục
trưởng: Phan Văn Đạo