Thứ Bảy, 27/4/2024
Giải pháp thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng
Gửi bài In bài
Vùng trồng chuối được cấp mã số phục vụ nội tiêu tại Thị trấn Cẩm Khê

Thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhiều năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quan tâm chỉ đạo, bước đầu phát huy hiệu quả trong thực tiễn sản xuất. Việc cấp mã số vùng trồng giúp cho công tác quản lý, kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng được tốt hơn.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan công tác thiết lập và cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh đã được tích cực triển khai thực hiện và đạt kết quả cao. Sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5070/KH-UBND ngày 15/12/2022 về thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, phòng chuyên môn đã tham mưu cho Chi cục báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện. Trạm trồng trọt và BVTV các huyện, thành, thị cũng đã tích cực tham mưu cho địa phương ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện trên địa bàn.

Kết quả năm 2023: Đã thực hiện thiết lập và cấp 207 mã số vùng trồng cho 207 vùng trồng cây trồng chủ lực theo KH (bưởi, chuối, chè, rau)/ KH 201 mã đạt 102,98% KH, diện tích đã cấp mã 3544,815 ha/KH 3.540 ha đạt 100,13 % KH. Trong đó: Chè: 62 mã số vùng trồng, với DT 2031,02 ha; Bưởi: 73 mã số vùng trồng, với DT 1.060,54 ha; Chuối: 24 mã số vùng trồng, với DT 322,2 ha; Rau: 48 mã số vùng trồng, với DT 131,76 ha. Luỹ kết đến hết năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh đã thiết lập và cấp được 251 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4.496,59 ha, trong đó có 27 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu với diện tích 614,31 ha (18 mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu sang thị trường Nga và Hoa Kỳ, 04 mã số vùng trồng chuối xuất khẩu sang EU, 05 mã số vùng trồng chuối xuất khẩu sang Trung Quốc, 01 mã số cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc; 224 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ trong nước với diện tích 3.882,3 ha, trong đó 207 mã số vùng trồng trồng cây trồng chủ lực theo KH: 73 MSVT bưởi với DT 1.060,54 ha, 24 MSVT chuối với DT 322,2 ha, 62 MSVT chè với DT 2031,02 ha, 48 MSVT rau với DT 131,1 ha, 02 MSVT lúa với DT 235 ha, 02 MSVT vải với DT 15,14 ha, 02 MSVT cây sơn với DT 14,55 ha, 01 MSVT Đào với DT 7,5 ha, 01 MSVT cam với DT 4 ha, 03 MSVT sen với DT 12,48 ha, 01 MSVT đu đủ với DT 1,96 ha, 01 MSVT gai xanh với DT 2,15 ha, 01 MSVT ngô với DT 2,46 ha, 01 MSVT nho với DT 7 ha.

Ảnh 1: Vùng trồng chuối được cấp mã số phục vụ nội tiêu tại Thị trấn Cẩm Khê

 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với thị trường; diện tích các cây trồng chủ lực áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thực hành tốt, được cấp mã số vùng trồng còn đạt thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm nông sản xuất khẩu còn ít, chủ yếu là xuất thô qua đường tiểu ngạch và qua các đầu mối trung gian, do vậy việc thực hiện các yêu cầu về quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa được quan tâm; trình độ năng lực của một bộ phận người dẫn còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc thực hiện các quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trong và ngoài nước.

Kế hoạch năm 2024, triển khai cấp mã số vùng trồng cho các vùng sản xuất tập trung trên các cây trồng chủ lực và cây trồng có lợi thế của tỉnh (bưởi, chuối, chè, rau) với tổng số 200 mã số, diện tích 3.520 ha. Trong đó: Cây chè: Thực hiện cấp 60 mã số vùng trồng, với diện tích 1.970 ha. Cây bưởi: Thực hiện cấp 69 mã số vùng trồng, với diện tích 950 ha. Cây chuối: Thực hiện cấp 23 mã số vùng trồng, với diện tích 310 ha.  Cây rau: Thực hiện cấp 48 mã số vùng trồng, với diện tích 290 ha.

Ảnh 2: Kiểm tra vùng trồng chè được cấp mã số tại huyện Tân Sơn

Để thực hiện thắng lợi và hoàn thành tốt các mục tiêu nêu trên cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Rà soát, xác định cụ thể diện tích các vùng sản xuất tập trung; phân công cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thực hiện việc cấp, quản lý mã số vùng trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp mã số vùng trồng của các tổ chức, các nhân đăng ký, kiểm tra, rà soát hồ sơ, cấp giấy xác nhận cấp mã số vùng trồng theo Quyết định số 3156/Q-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về Cấp, quản lý mã số vùng trồng; phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện hướng dẫn thủ tục cho các tổ chức/cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng; thực hiện cập nhật thông tin lên hệ thống phần mềm và trích xuất dữ liệu nhập vào phần mềm cấp, quản lý mã số vùng trồng theo quy định;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, định hướng về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng đến mọi tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đổi mới tư duy từ sản xuất đơn lẻ sang liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

- Thực hiện tốt công tác tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, tổ chức sản xuất, cập nhật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường; xây dựng và quản lý giám sát mã số vùng trồng.

- Xây dựng, in, cấp phát tài liệu hướng dẫn xây dựng và quản lý giám sát mã số vùng trồng.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ nông nghiệp của huyện, xã, Hợp tác xã, Tổ hợp tác; lớp tập huấn cho nông dân tại các vùng trồng nắm được quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, hữu cơ,..), quản lý diện tích đã được cấp mã số vùng trồng đảm bảo theo quy định.

                                                                                                              Đặng Nguyễn Trung Vương

                                                                                                          Trưởng phòng Kỹ thuật, Nghiệp vụ

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn