Dán tem nhãn, đóng hộp sản phẩm chuối trước khi xuất sang thị trường Trung Quốc tại điểm sơ chế chuối ở thị trấn Cẩm Khê
Huyện Cẩm Khê có địa hình và các tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho sản xuất
chuối. Diện tích chuối hiện có 491 ha, tập trung ở các xã Minh Tân, Hùng Việt, Thị
trấn Cẩm Khê. Diện tích chuối phân bố
chủ yếu ở những vùng đất bãi ven sông, đất đai mầu mỡ, có lượng phù sa bồi đắp
hàng năm nên cây chuối sinh trưởng tốt, cao năng suất cao; thích hợp cho phát
triển cả giống chuối tây và chuối tiêu cung cấp cho thị trường nội tiêu và xuất
khẩu đi Trung Quốc.
Từ thực tiễn đó năm 2023, Chi cục
TT&BVTV triển khai mô hình ứng dụng Khoa học kỹ thuật
để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối thuộc chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới tại Thị trấn Cẩm Khê
và xã Minh tân với diện tích 40ha, trên giống chuối tây. Tại mô hình các
hộ dân, cơ sở sản xuất được hướng dẫn,
trang bị các kiến thức, kỹ năng về quản lý, tổ chức sản xuất, kỹ năng phát
triển thị trường, các TBKT trong thâm canh chuối, sơ chế, chế biến. Hướng dẫn thiết
lập vùng trồng đủ tiêu chuẩn được cấp mã số nội địa; cấp giấy chứng nhận
VietGAP. Mô hình đã hỗ trợ cơ sở xây dựng 01 điểm sơ chế, chuối sau thu hoạch được
làm sạch theo quy trình, đóng gói, dán tem nhãn, đóng hộp quảng bá thương hiệu chuối
Cẩm Khê. Kết quả mô hình: Năng suất bình quân đạt 40,5 tấn/ha, tổng thu nhập
đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí cho lợi nhuận trên 190 triệu
đồng/ha/năm.
Đặc biệt vùng trồng ở Thị trấn Cẩm
Khê sau khi được cấp mã số vùng trồng, sản xuất đảm bảo ATTP đã có các thương
nhân Trung Quốc về kiểm tra, thu mua chuối xuất khẩu sang Trung Quốc, giá bán
cao hơn tiêu thụ nội địa 2-3 lần do đáp ứng yêu cầu các yeu cầu của đối tác
Trung Quốc như: Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng,
minh bạch thông tin quá trình sản xuất, ghi chép nhật ký đầy đủ từ khâu giống,
bón phân, phun thuốc BVTV, sơ chế, thị trường tiêu thụ. Đặc biệt có điểm sơ
chế, đóng hộp sản phẩm tại chỗ, đóng công ten nơ để xuất giao trực tiếp cho các
siêu thị ở Trung Quốc, giảm nhiều chi phí cho đối tác. Kết quả đó đã lan tỏa,
khích lệ người dân đã chuyển đổi nhận thức, tích cực ứng dụng KHKT, sản xuất không chỉ đơn lẻ mà phải liên
kết, sản xuất hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu để bán
giá cao và đa dạng thị trường.
Ảnh: Dán tem nhãn, đóng hộp
sản phẩm chuối trước khi xuất sang thị trường Trung Quốc tại điểm sơ chế chuối
ở thị trấn Cẩm Khê
Năm 2024 để
tiếp tục xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm chuối trên địa bàn
huyện Cẩm Khê, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường các xã có diện tích
trồng chuối lớn cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp như sau:
+Tiếp tục quản lý, hướng dẫn duy trì diện tích chuối đã
được cấp mã số vùng trồng đồng thời chỉ đạo thiết lập, mở rộng các vùng trồng đủ
điều kiện được cấp mã số cả nội tiêu và xuất khẩu.
+Tổ chức sản xuất hàng
hóa, sản xuất theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu
chuẩn chất lượng, mã số vùng trồng. Liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ giữa nông dân với các doanh nghiệp, HTX theo hợp đồng đảm bảo ổn
định đầu ra cho nông dân.
+Khuyến khích người dân đổi
mới, chuyển từ sản xuất đơn giá trị sang tích hợp sản phẩm đa
giá trị; chú trọng đầu tư nhà kho, điểm sơ chế đóng gói, trang thiết bị trong sơ chế, chế
biến, đóng gói, bảo quản; tem nhãn để quảng bá thương hiệu sản phẩm chuối Cẩm
Khê.
+Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm chuối Cẩm Khê tại
các lễ hội, hội chợ; phát triển thị trường gắn với các khu du lịch, các đô thị,
khu dân cư lớn; củng cố, tiếp tục phát triển các điểm, các kênh phân phối chính
thức và uy tín như cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị, sàn giao dịch thương
mại điện tử, hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ; chú trọng quảng bá và bán
hàng trên mạng xã hội./.
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trạm trưởng Trạm TT&BVTV Cẩm
Khê