Vùng trồng chuối tại thị trấn Cẩm Khê được cấp MSVT phục vu nội tiêu
Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 353,5 nghìn
ha, trong đó đất trồng cây hàng năm
61,6 nghìn ha, đất trồng cây lâu năm 55,8 nghìn ha, đất lâm nghiệp 167,2 nghìn
ha, đất nuôi thủy sản 8,7 nghìn ha, đất nông nghiệp khác 556,4 ha. Với sự
đa dạng về điều kiện tự nhiên và sản phẩm nông nghiệp, Phú Thọ xác định các cây
trồng chủ lực phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao tập trung phát triển sản xuất
hàng hóa gồm: Lúa chất lượng cao, cây bưởi, cây chè, cây chuối và những cây trồng
sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương như: Hồng không hạt, cây sơn đỏ,
khoai tầng vàng, cây dược liệu.
Nhằm phát huy thế mạnh cây trồng trên địa bàn tỉnh, UBND
tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5070/KH-UBND ngày 15/12/2022 về thực hiện cấp và
quản lý mã số vùng trồng trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2023 – 2025 với mục tiêu: Xây dựng, cấp và quản lý mã số vùng trồng đối với các sản
phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng
cao giá trị, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về
tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; phấn đấu
đến năm 2025, thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng các cây trồng chủ lực,
có lợi thế của tỉnh (bưởi, chuối, chè, rau) với tổng số 621 mã số, diện tích
10.890 ha.
Ảnh 1: Vùng trồng chuối tại thị trấn
Cẩm Khê được cấp MSVT
Thực hiện Kế hoạch UBND tỉnh giao, từ
năm 2023 Chi cục Trồng trọt và BVTV đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện
thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng. Tính đến hết
tháng 11 năm 2024 đã thiết lập và quản lý 504 mã số vùng trồng với diện tích 7.582
ha, 01 mã số cơ sở đóng gói, cụ thể: Mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu: có 27
mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu: cây bưởi 18 mã số vùng trồng phục vụ xuất
khẩu sang thị trường Nga và Hoa Kỳ với diện tích 366,11 ha, cây chuối 09 mã số
vùng trồng phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và EU với diện tích 298,2
ha. Mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc: 01
mã số của Chi nhánh – Công ty TNHH TM-DV Biển Xanh. Tính đến thời điểm hiện tại
công ty đã sử dụng mã số này để xuất khẩu trên 1.000 tấn chuối tươi sang thị
trường Trung Quốc. Mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ trong nước: tổng số 477 mã
với diện tích 5.915,1082 ha, trong đó 453 mã cây trồng chủ lực với diện tích 6.098,7982
ha (Bưởi 144 mã với diện tích 1.363,76 ha; chè 160 mã với diện tích 3.982,209
ha; chuối 47 mã với diện tích 472,7 ha; rau 102 mã với diện tích 267,131 ha).
Ảnh 2: Vườn bưởi
được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu tại Đoan Hùng
Với kết
quả trên, các vùng trồng được cấp mã số đã được định danh, số hóa trên bản đồ số
nông nghiệp giúp công tác quản lý đơn giản hơn, dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản
phẩm. Năm 2024, công tác quản lý, giám sát việc duy trì quy trình sản xuất an
toàn thực phẩm, kiểm soát sinh vật gây hại đặc biệt là các đối tượng kiểm dịch
thực vật mà nước nhập khẩu quy định tại các vùng trồng đã được cấp mã số cũng
được Chi cục triển khai thực hiện. Tần suất kiểm tra, giám sát đối với vùng trồng
phục vụ nội tiêu 1 lần/năm hoặc trước khi bước vào vụ sản xuất đối với vùng trồng
được cấp mã số xuất khẩu; Các huyện, thành, thị cũng đã lên kế hoạch, kiểm tra,
phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng, cơ sở đóng gói nhằm kiểm
soát tốt an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra các vùng trồng đã duy trì, tuân thủ tốt
quy trình sản xuất đảm bảo ATTP và không có vùng trồng nào phải thu hồi mã số.
Tuy
nhiên việc quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh còn
gặp nhiều khó khăn do sản xuất vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, chưa liên kết sản xuất
theo quy trình chung; chất lượng sản phẩm không đồng đều. Người sản xuất chỉ
quan tâm đến việc cấp mới, chưa thực sự quan tâm đến việc duy trì các điều kiện
đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu; việc cập nhật nhật ký sản xuất trên phần
mềm chưa thường xuyên. Đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra, giám sát các cấp mỏng,
kinh phí giám sát lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng,
cơ sở đóng gói của địa phương còn hạn chế….
Quản
lý tốt mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói có vai trò lớn trong giao thương nông
sản Phú Thọ trong nước và xuất khẩu, để các mã số được cấp phát huy hiệu quả
lâu dài, trong thời gian tới Chi cục Trồng trọt và BVTV tiếp tục phối hợp với các huyện, thành, thị tăng cường tuyên truyền, tập
huấn cập nhật các kiến thức về các quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật
nhằm đáp ứng theo yêu cầu của nước nhập khẩu và phục vụ nội tiêu; phối hợp
chặt chẽ với phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện thực hiện việc cấp, quản lý mã
số vùng trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; đẩy mạnh chuyển đổi số,
hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện cập nhật thông tin lên hệ thống phần mềm
cấp, quản lý mã số vùng trồng theo quy định góp phần phục vụ công tác quản lý mã
số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói hiệu quả./.
Vũ QuangTùng
Chi cục Trồng trọt &BVTV