Chăm sóc mạ dược:
Nước: Ở thời kỳ
mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần
được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến
nhổ cấy
tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế
độ tưới
nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm.
Trước khi
nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh
đứt rễ.
Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng
bón từ
0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất.
Trước khi
nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ
mới. Mạ
tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều.
Phòng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo
đúng thời
vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng
và lân,
không bón đạm vào lúc trời rét, điều tiết nước và che phủ
Nilon cho
mạ trong những đợt rét.
Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ đông xuân rất mẫn
cảm với
nhiệt độ. Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết ấm, nhiệt độ
bình quân
trên 200c kéo dài và tích ôn đạt 5000c . Điều kiện đất tốt,
nước
nhiều, gieo dày cũng dẫn tới mạ ống.
Biện pháp chống mạ già và ống: Rút nước để ruộng mạ
khô,
không bón đạm, bố trí thời vụ thích hợp và tránh tình trạng
“mạ chờ
ruộng”.
Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Tiến hành phòng trừ khi
sâu bệnh
phát sinh rộ.
Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ cứng cây, khỏe, tỉ lệ bẹ / lá cao,
đanh dảnh,
màu sắc lá xanh vàng, tỉ lệ C/N thích hợp, mạ không bị ống,
có sức
ra rễ mạnh và không có sâu bệnh.
Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ
và phương
pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số
lá. Thí
dụ, ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân
theo số
lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3
lá).
Chăm sóc mạ sân:
Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết
nước và
giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và
cường độ
ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước đòi hỏi nhiều
hơn ở
vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao.
Khi đó,
cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có
2,5 - 3 lá
là đủ tuổi để nhổ cấy.