Tính đến nay diện tích trồng bưởi trên địa bàn tỉnh có 5,37 nghìn ha, trong đó diện tích bưởi cho sản phẩm khoảng 4,76 nghìn ha. Hiện đang có 161 vùng sản xuất tâp trung với diện tích 2,7 nghìn ha. Diện tích thực hiện quy trình sản xuất tốt (GAP) 3,1 nghìn ha; diện tích đạt chứng nhận VietGAP 978,1 ha, Global GAP 20 ha, hữu cơ 6 ha.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ vừa phối hợp với Tập đoàn ThaiBinh Seed tổ chức tổng kết mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên giống lúa TBR225 gắn với dịch vụ bảo vệ thực vật vụ mùa 2023 tại xã Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 21/9 vừa qua.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa triển khai mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên giống lúa TBR 225 gắn với dịch vụ bảo vệ thực vật vụ Mùa 2023 trên 5 ha tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) với tổng số 53 hộ tham gia.
Vụ mùa 2023, huyện Lâm Thao gieo cấy trên 2 nghìn ha. Từ đầu vụ đến nay do điều kiện thời tiết thuận lợi nên các trà lúa sinh trưởng, phát triển tốt, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái, trà lúa mùa trung đang giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng, toàn bộ diện tích bưởi kinh doanh đã bước vào giai đoạn quả phát triển ổn định về kích thước, chuyển sang giai đoạn tích luỹ và chuyển hoá về chất lượng. Đây là giai đoạn quan trọng, bà con nông dân cần tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật để đạt năng suất cao, chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp, giá bán cao.
Vụ Xuân năm 2023 được xem là một vụ Xuân khô hạn, lượng mưa ít, không thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển.
Hiện nay, các trà lúa xuân đang trong giai đoạn làm đòng đến đòng, trỗ - chín sáp, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian vừa qua, thời tiết mưa phùn, âm u kéo dài, ẩm độ không khí rất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên lúa ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện Lâm Thao.
Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) là quy trình sản xuất kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý dinh dưỡng, dịch hại và kinh tế với mục tiêu đem lại lợi nhuận cao, bền vững, tránh sự lãng phí, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, ít ảnh hưởng đến môi trường, được người dân trên địa bàn toàn tỉnh tích cực áp dụng trên nhiều loại cây trồng. Các biện pháp ICM góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tập trung phòng trừ sâu bệnh trên trà lúa xuân