Trong thời gian tới, thời tiết rất thuận lợi cho rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, rầy trưởng thành có thể di trú từ diện tích lúa đã chín sang gây hại trên trà Xuân muộn 2 giai đoạn chín sữa đến chín sáp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, có thể gây cháy ổ, cháy chòm nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện cần lưu ý: Lâm Thao, Thanh Ba, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Tam Nông,
Đây là thời điểm quyết định đến năng xuất, sản lượng và chất lượng cây lúa vụ xuân, đề nghị UBND các huyện, thành, thị tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đồng thời phân công, đôn đốc các thành viên trong Ban chỉ đạo đến cơ sở kiểm tra, hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ kịp các đối tượng SVGH thời theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV, nhất là (Rầy các loại, Đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn).
Hiện nay, lúa Xuân sớm và trà muộn 1 đang trong giai đoạn trỗ bông, phơi màu, trà muộn 2 đang trong giai đoạn làm đòng, thời tiết rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Kết quả điều tra SVGH tuần 16 cho thấy các đối tượng bệnh khô vằn, rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông vẫn tiếp tục gây hại trên các trà lúa. Chi cục Trồng trọt và BVTV thông báo kết quả tình hình SVGH, dự báo trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:
Trong tháng 4 là thời gian sâu bệnh gây hại mạnh trên nhiều cây trồng nhất là trên lúa, cây bưởi giai đoạn quả non, đồng thời có nhiều ngày nghỉ trong dịp Lễ hội Đền Hùng, 30/4,01/5. Do đó, đề nghị UBND các huyện, thành, thị quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, phân công cán bộ kiểm tra đồng ruộng, khoanh vùng và phòng trừ triệt để các ổ bệnh. Chỉ đạo các xã tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở các khu dân cư về kỹ thuật nhận biết và phòng trừ sâu bệnh theo thông báo của Chi cục và cơ quan chuyên môn của các huyên, thành, thị.