Áp dụng cho bọ xít đen, bọ xít xanh, bọ xít dài,...
5.7.2.1. Số mẫu điều tra của một điểm
- Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm
- Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm
5.7.2.2. Cách điều tra
- Ngoài đồng: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng và phân từng pha phát dục có trên từng khóm trong điểm điều tra.
- Trong phòng: Khi cần thiết, thu ít nhất 30 ổ trứng, cá thể sâu non hoặc trưởng thành về phòng để theo dõi.
5.7.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
- Mật độ sâu: con/m2
- Tỷ lệ các pha phát dục của sâu: %
- Mật độ các loại thiên địch bắt mồi: con/m2
- Tỷ lệ thiên địch ký sinh: %
- Diện tích bị nhiễm sâu: ha
5.7.3.4. Công thức tính:
- Mật độ sâu, thiên địch bắt mồi (con/m2) = Tổng số sâu (thiên địch) điều tra/Tổng số m2 điều tra
- Tỷ lệ phát dục (%) = [Tổng số cá thể sống ở từng tuổi/ Tổng số cá thể điều tra] x 100
- Tỷ lệ thiên địch ký sinh (%) = [Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha/ Tổng số cá thể điều tra ở từng pha] x 100
5.7.4.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm:
- Số yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, chân đất)
- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan
- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan
- Quy định mật độ sâu để thống kê diện tích nhiễm
+ Diện tích nhiễm nhẹ là diện tích có mật độ
* Bọ xít dài: 3 - 6 con/m2
* Bọ xít đen, bọ xít xanh: 10 - 20 con/m2
+ Diện tích nhiễm trung bình là diện tích có mật độ
* Bọ xít dài: > 6 - 12 con/m2
* Bọ xít đen, bọ xít xanh: > 20 - 40 con/m2
+ Diện tích nhiễm nặng là diện tích có mật độ
* Bọ xít dài: > 12 con/m2
* Bọ xít đen, bọ xít xanh: > 40 con/m2
+ Diện tích mất trắng: là tổng số diện tích cộng dồn do sâu làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối mỗi vụ sản xuất)