Ảnh: Nhà làm việc Văn phòng Chi cục
Sau khi tái lập tỉnh Phú Thọ năm 1997, Chi
cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ được thành lập. Chức
năng, nhiệm vụ và tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh được quy định tại
Quyết định số 1110/2005/QĐ-UB ngày 28 tháng 4 năm 2005 của UBND tỉnh Phú Thọ.
Trong đó, Chi cục BVTV Phú Thọ Là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn với 02
phòng chức năng (Hành chính - Tổng hợp, Kỹ thuật) và bộ phận Thanh tra, 14 đơn
vị trực thuộc (01 Trạm kiểm dịch thực vật nội địa và 13 Trạm Bảo vệ thực vật
tại 13 huyện, thành, thị), thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về
Bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và hoạt
động sự nghiệp về bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
Ngày 19/6/2018, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 1433/QĐ-UBND của Ủy ban
nhân dân Tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên Chi cục Bảo vệ thực vật thành Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ trên cơ sở sáp nhập phòng Trồng trọt
của Sở Nông nghiệp và PTNT về Chi cục.
Hiện nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật Phú Thọ là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn với 04 phòng chức năng (phòng Hành chính – tổng hợp; phòng
Bảo vệ thực vật; phòng Trồng trọt; phòng Thanh tra, pháp chế), 14 đơn
vị trực thuộc (01 Trạm kiểm dịch thực vật nội địa và 13 Trạm Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật tại 13 huyện, thành, thị), thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
chuyên ngành về Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, giống cây
trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và hoạt động sự nghiệp về Trồng
trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
Những
kết quả đạt được
Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển các cây trồng chủ lực của tỉnh. Tham mưu xây dựng khung lịch cơ cấu trà
mùa vụ, phối hợp với các địa phương chỉ đạo công tác triển khai sản xuất đảm
bảo 100% kế hoạch diện tích gieo trồng hàng vụ, hàng năm.
Điều tra phát hiện, dự tính dự báo sớm, chính
xác các đối tượng sâu bệnh hại trên một số cây trồng chính. Từ thực tế diễn
biến tình hình sâu bệnh, Chi cục đã tham mưu, đề xuất biện pháp chỉ đạo và phối
hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp chỉ đạo quyết liệt công tác phòng trừ sâu
bệnh. Kết quả, hầu hết diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng đã được phòng trừ có
hiệu quả từ đó đã hạn chế tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh gây ra ở mức dưới 1%, đảm
bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà.
Tiến hành thanh kiểm tra các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV nhằm phát
hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong sản
xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng thuốc BVTV, phát
hiện các hành vi vi phạm, tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc an
toàn và hiệu quả. Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận tập huấn chuyên
môn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đồng thời thẩm định các
điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón,
thuốc BVTV cho các đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV.
Làm tốt công tác kiểm dịch thực vật nội địa,
phát hiện và ngăn chặn triệt để, không cho đối tượng KDTV xâm nhập, lây lan gây
hại trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và triển khai nhiều dự án, đề tài
khoa học cấp tỉnh: Đề tài về sản xuất chè an toàn, sâu bệnh trên giống bưởi
Đoan Hùng đã có kết quả và đang được chỉ đạo phục vụ sản suất có hiệu quả; đề
tài về trang thông tin điện tử phục vụ công tác dự tính dự báo và phòng trừ
bệnh thán thư trên hồng Gia Thanh; dự án phòng trừ khẩn
cấp châu chấu tre lưng vàng do Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với tổ chức Nông
lương thế giới (FAO) phối hợp thực hiện, chương trình đẩy mạnh quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) trên cây trồng, Mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật
sau sử dụng, mô hình diệt chuột tập trung quy mô toàn xã. Phối hợp các cơ quan
chuyên môn tổ chức lớp tập huấn cho hàng ngàn cán bộ khuyến nông cơ sở và nông
dân. Hàng năm đều thực hiện chuyên mục, phóng sự về diễn biến tình hình sâu
bệnh và hướng dẫn biện pháp phòng trừ phát trên Đài PTTH tỉnh. Tăng cường hợp
tác quốc tế trong việc xây dựng và triển khai các dự án VM005, VM006, VM008 và
các chương trình IPM.
Trong thời gian qua, hoạt động của Chi cục Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ luôn bám sát vào định hướng phát triển nông
nghiệp của tỉnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.