SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI
CỤC TRỒNG TRỌT& BVTV
Số: 40/TB - TT&BVTV
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú
Thọ, ngày 06
tháng 10 năm 2022
|
THÔNG BÁO
TÌNH
HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến ngày 06 tháng 10
năm 2022)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt độ: Trung bình 25,5 - 29 C; Cao 29 - 330C;
Thấp 22 - 250C.
Nhận
xét khác:
Trong kỳ, do ảnh hưởng của rìa nam lưỡi áp cao lục
địa suy yếu kết hợp với rìa nắc dải hội tụ nhiệt đới nên thời tiết các nơi trên
khu vực tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa rào và rải rác có dông, trưa chiều trời
nắng gián đoạn. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn
sinh trưởng:
- Lúa mùa sớm
|
Diện tích: 9.016 ha
|
Sinh trưởng: Thu
hoạch xong
|
- Lúa mùa trung
|
Diện tích: 14.476,5 ha
|
Sinh trưởng: Thu
hoạch
|
- Ngô đông
|
Diện tích: 2.922 ha
|
Sinh trưởng: Gieo -
4 lá
|
- Rau đông
|
Diện tích: 1.969 ha
|
Sinh trưởng: Trồng
- cây con - PTTL
|
- Chè
|
Diện tích: 15.400 ha
|
Sinh trưởng: PT
búp - TH
|
- Cây bưởi:
|
Diện tích 5.507 ha
|
Sinh trưởng: Tích lũy dinh dưỡng về quả - thu hoạch
|
- Cây chuối
|
Diện tích: 3.700
ha
|
Giống chuối tây: tiêu xanh, tiêu hồng;
giống địa phương: phấn vàng
|
II.
SỐ LIỆU THEO
DÕI CÔN TRÙNG VÀO BẪY
Loại
bẫy: Bẫy
đèn (bẫy đèn, bẫy bả, bẫy gió,...)
TT
|
Huyện
|
Loài
côn trùng
|
Số lượng trưởng thành/bẫy
|
28/9
|
29/9
|
30/9
|
1/10
|
2/10
|
3/10
|
4/10
|
1
|
Phù Ninh
|
Sâu ĐT 2C
|
4
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Đoan Hùng
|
Rầy xanh ĐĐ
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
3
|
Thanh Thủy
|
Rầy nâu nhỏ
|
2
|
0
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
Rầy nâu
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Rầy xanh ĐĐ
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Sâu ĐT2C
|
1
|
0
|
2
|
0
|
0
|
1
|
0
|
4
|
Thanh Sơn
|
Rầy xanh ĐĐ
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
III. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7
NGÀY
1. Trên cây ngô đông:
- Sâu keo mùa thu: Mật độ hại
phổ biến 0,1 - 0,8 con/m2,
cao 2,2 - 4,0 con/m2; diện tích nhiễm 221,6 ha (Nhiễm nhẹ 203,4
ha, trung bình 18,2 ha) tại các huyện Phù Ninh, Hạ Hòa, Yên Lập,
Thanh Ba, TX.Phú Thọ, Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Thủy; tăng
so với CKNT 108,6 ha. Diện tích đã phòng trừ 18,2 ha.
2. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại phổ
biến 0,5 - 2,6%, cao 4,0 - 6,0%; diện tích nhiễm 250 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại
huyện Thanh Sơn;
tăng so với CKNT 250 ha.
- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ
biến 0,5 - 2,6%, cao 4,0 - 6,0%; diện tích nhiễm 241,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ)
tại huyện Thanh Sơn, Yên Lập; tăng so với CKNT 8,2 ha.
3. Trên cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ hại rải
rác.
4. Trên cây ăn quả: Ruồi vàng
gây hại cục bộ; rệp các loại, bệnh thán thư, loét, chảy gôm gây hại rải rác
trên cây bưởi.
5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề
hại rải rác. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm
lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại rải rác, mối hại gốc gây hại cục bộ trên
cây keo.
IV. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI
TRONG 7 NGÀY
TỚI:
1. Trên cây ngô đông: Sâu keo mùa thu gây hại
nhẹ đến trung bình. Sâu xám, sâu ăn lá, sùng đất hại rải rác.
2. Trên cây rau: Sâu tơ, sâu xanh, bọ
nhảy, sâu xám, sâu khoang hại rải rác.
3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy
xanh, nhện đỏ hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, đốm xám hại nhẹ.
4. Trên cây ăn
quả: Ruồi đục quả gây hại nhẹ; rệp các
loại, bệnh thán thư, loét, chảy gôm gây hại nhẹ rải rác trên cây bưởi.
5. Trên cây lâm
nghiệp: Theo dõi chặt chẽ lứa sâu xanh ăn lá bồ đề để
có biện pháp phòng trừ kịp thời. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm
lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên
cây keo.
V. ĐỀ NGHỊ
BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Trên
cây ngô đông:
- Sâu keo
mùa thu:
+ Biện pháp
canh tác, thủ công: Làm đất kỹ, sạch cỏ; kết hợp làm cỏ và bón phân vun gốc cho
ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt
giết trường thành, sâu non khi cây ngô còn nhỏ chưa xoáy nõn.
+ Ưu tiên biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả,
giảm sử dụng hóa chất nhằm bảo vệ, phát triển thiên địch có ích, giúp bảo vệ
môi trường; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...) để hạn
chế tác hại của sâu.
+ Biện pháp
hoá học: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ
Sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram,
Indoxacarb, Lufenuron ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Angun
5WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC,
Indogold 150SC.... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2),
nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng
mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào
buổi chiều tối.
2.
Trên cây rau: Tiếp tục triển khai trồng rau vụ đông, làm đất kỹ,
bón đủ
phân chuồng, sử dụng giống
không nhiễm sâu bệnh, chăm sóc theo quy trình sản
xuất rau an toàn. Áp dụng
biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM chỉ phun phòng trừ những diện tích
có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong
danh mục đăng ký cho rau.
3. Trên cây chè: Phun phòng
trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
4. Trên cây bưởi:
- Ruồi đục quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ
côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900 OL, Flykil
95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể
sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Silsau 3.5EC, SK Enspray 99EC, Takumi
20 SC, … để phun phòng trừ.
- Bệnh chảy gôm: Khi có 5 % cây, 25 %
cành, quả bị bệnh sử dụng các loại
thuốc đặc trị để phòng trừ, ví dụ như: Insuran 50WG, Profiler 711.1WG, Aliette
800WG,...
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc
BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- Cục BVTV,
Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);
- Phòng KHTC sở;
- LĐCC;
- Các Phòng,
Trạm TT&BVTV (s/i);
- Lưu: VT, KT.
|
K/T CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn
Trường Giang
|