Thứ Tư, 9/10/2024

Thông báo sâu bệnh 10 ngày kỳ 30/ 8/ 2009 (Số 14/2009). Thanh Ba.

Tuần 35. Tháng 9/2009. Ngày 01/09/2009
Từ ngày: 20/08/2009. Đến ngày: 30/08/2009

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ

TRẠM BVTV THANH BA



 


Số:   14   /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


          Thanh Ba, ngày  31 tháng  8  năm  2009

 

THÔNG BÁO

Sâu bệnh kỳ 30/8, dự báo sâu bệnh cuối vụ và biện pháp phòng trừ



 

 


Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn huyện đã trỗ hết và chuẩn bị thu hoạch; để đảm bảo an toàn sâu bệnh cho lúa từ nay đến cuối vụ các xã, thị trấn cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh sau:

1. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 400 - 700 con/m2, cao 750 - 1.300con/m2, cục bộ trên 2.500 con/m2 (Đông Lĩnh, Đại An, Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3. Diện tích nhiễm là 142,9 ha, trong đó nhiễm nhẹ 119 ha, nhiễm trung bình 23,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 118 ha.

* Dự báo: Rầy tiếp tục gây hại trên lúa mùa sớm giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh, lúa mùa trung giai đoạn trỗ - ngậm sữa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy chòm, ổ.  Các xã cần chú ý: Thái Ninh, Đông Lĩnh, Đại An, Thanh Vân, Đồng Xuân…..

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Oncol 25WP, Penalty 40WP,... hỗn hợp với thuốc Bassa 50EC, Superista 25EC, Trebon 10EC,... phun kỹ vào gốc lúa.

2. Bọ xít dài:

* Hiện tại: Bọ xít dài gây hại trên trà mùa sớm, mùa trung giai đoạn trỗ - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ. Mật độ trung bình 1 - 2,2 con/m2, cao 3 - 4 con/m2, cục bộ 8 - 10 con/m2. Diện tích nhiễm 83,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 83 ha.

* Dự báo: Bọ xít tiếp tục gây hại trên trà lúa mùa trung giai đoạn trỗ bông- ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa nếp, lúa thơm, ruộng trỗ muộn. Các xã cần chú ý: Mạn Lạn, Yển Khê, Thanh Vân, Đại An, Quảng Nạp…

* Biện pháp phòng trừ: Trên ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Địch Bách Trùng 90 SP, Bestox 5 EC, ... phun phòng trừ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh lây lan và gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 6 - 9,1%, cao 28,9 - 35,5%, cục bộ 40 - 51% (Khải Xuân, Thanh Vân, Lương Lỗ, Thanh Hà,…). Diện tích nhiễm 594,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ 303,6 ha, nhiễm trung bình 220 ha, nhiễm nặng 71,1ha. Diện tích đã phòng trừ 416,2 ha.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển lây lan và gây hại bộ lá đòng trên trà lúa mùa sớm, mùa trung giai đoạn làm đòng- ngậm sữa, chắc xanh. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng tốt lá rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn, ... làm ảnh hưởng đến năng suất. Các xã cần chú ý: Khải Xuân, Thanh Vân, Lương Lỗ, Đông Lĩnh, Vũ Yển….

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5SL, Tilt Super 300 ND, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì. Phun phòng trừ khô vằn bằng các thuốc trên sẽ hạn chế bệnh đen lép hạt phát triển.

4. Sâu cuốn lá nhỏ:

          Gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 5- 9,8 con/m2, mật độ cao 26,4- 38,4 con/m2, cục bộ trên 40 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 4-5. Diện tích nhiễm 641,1 ha, trong đó nhiễm nhẹ 373,8 ha, nhiễm trung bình 190,1 ha, nhiễm nặng 77,2 ha. Diện tích phòng trừ 624,8 ha. Diện tích phòng trừ lần hai 23,4 ha.

5. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại rải rác trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ lá hại trung bình 5 - 10%, cao 15 - 20% . Diện tích nhiễm 35,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 35,3 ha.

* Dự báo: Nếu thời tiết có mưa bão, bệnh sẽ bùng phát lây lan rất nhanh gây cháy khô toàn bộ lá, đặc biệt trên các giống lúa lai, ruộng bón nhiều đạm. Các xã cần chú ý: Mạn Lạn, Vũ Yển, Yển Khê, Thanh Vân, Khải Xuân...

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng bị bệnh cần giữ mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm, ngừng bón phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc Starner 20WP, Somec 2SL, PN-Balacide 32WP, Sansai 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

6. Ngoài ra: Tiếp tục theo dõi sâu đục thân, trên các ruộng trỗ sau của trà trung(Yển Khê, Mạn Lạn); tiếp tục chỉ đạo diệt chuột, ngặn chặn nguồn chuột chuyển gây hại nặng trong vụ đông.

Thời gian từ nay đến cuối vụ không còn dài, trạm BVTV đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo đôn đốc tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân, tiếp tục kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ triệt để các đối tượng sâu bệnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

 

Nơi nhận:

- T.T.H.ỦY(b/c);

- UBND Huyện (b/c);

- Chi cục BVTV (b/c);

- Các ban ngành đoàn thể;

- Các xã, thị trấn;

- Lưu: trạm.

TRƯỞNG TRẠM

 

 

 

 

 

Nguyễn Bá Tân