Thứ Năm, 25/4/2024
BỆNH THÁN THƯ
Gửi bài In bài

Triệu chứng bệnh

Trên lá bệnh gây hại từ mép lá vào, gây đốm lá, ban đầu vết bệnh có dạng dầu vàng, sau phát triển thành các vết đốm có màu xám tro, hoặc vết cháy từ mép lá vào. Trên vết bệnh thường thấy các chấm đen nhỏ xuất hiện, các vết bệnh liên kết tạo thành các đám cháy, ranh giới vết bệnh và phần khoẻ có đường viền màu nâu sẫm. Trên lộc, chồi non vết bệnh ban đầu thường có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng toàn bộ chồi non bị chết khô, trời mưa nhiều các chồi này bị thối. Bị bệnh nặng chúng sẽ gây hiện tượng khô cành.

Trên chùm hoa và quả non, bệnh phát triển trên cả hoa và cành hoa, ban đầu là vết chấm đen kiểu thấm nước, sau làm cho cả cành hoa và nụ bị bệnh, mới đầu cành hoa chuyển màu đen, vết bệnh hơi lõm xuống, trời nắng làm khô cành hoa và gây rụng hoa, trời mưa làm hoa rụng càng nhiều. Nấm còn gây hiện tượng rụng quả ở giai đoạn quả non.

 


 

 

Tác nhân gây bệnh

Nấm Collectotrichum thuộc nhóm nấm bất toàn. Đĩa cành hình thành trên cả 2 mặt vết bệnh mọc qua lớp biểu bì của ký chủ, đường kính 112- 133mm, thường có lông cứng xuất hiện, lông cứng thường có màu nâu, mọc thẳng, không có hoặc có một vách ngăn, kích thước 32-38 x 4mm. bào tử trong suốt, tế bào có dạng hình hạt gạo, bên trong có các “giọt dầu” kích thước 12,5-15 x 4-5mm

 

 

Đặc điểm phát sinh và gây hại của bệnh

Bệnh gây hại phổ biến ở các vùng trồng vải. Bào tử nấm trên các vết bệnh được nước mưa, hoặc theo côn trùng lây lan từ cây này qua cây khác. Thông thường bệnh gây hại trong mùa nóng, ẩm trên lá và chồi, với bệnh trên chùm hoa quả mùa xuân ấm và mưa phùn làm cho bệnh phát triển thuận lợi.

 

 

Biện pháp phòng trừ

Tỉa cành tạo tán hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch làm cho tán cây thông thoáng. Có thể phun các loại thuốc Benlat 50WP hoặc Bavistin 50FL nồng độ 0,1% từ 1- 4 lít nước thuốc/cây (tuỳ theo cây lớn nhỏ khác nhau).

Các tin khác

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn