Thứ Năm, 2/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 7, dự báo sâu bệnh tháng 8 (Số 10/2018). Thanh Ba.

Tuần 31. Tháng 8/2018. Ngày 01/08/2018

CHI CỤC TT& BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT& BVTV THANH BA

 


Số: 10/TB - TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Thanh Ba, ngày 01 tháng 8 năm 2018

 

THÔNG BÁO 

Tình hình sâu bệnh tháng 7/2018

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8/2018

 


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 7/2018:

1. Trên lúa: 

- Sâu cuốn lá nhỏ: Hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng mật độ phổ biến 8 - 16 con/m2,  cao 24 - 32 con/m2 , cục bộ 48 - 80 con/m2 , cá biệt 120 -160 con/m2 (Thanh Xá, Lương Lỗ, Mạn Lạn). Diện tích nhiễm 750 ha, trong đó nhiễm nhẹ 250 ha, nhiễm trung bình 350 ha, nhiễm nặng 150 ha. Diện tích đã phòng trừ 300 ha.

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại phổ biến 4 - 8 %, cao 16 - 22% diện tích nhiễm 272 ha trong đó nhiễm trung bình 111 ha. Diện tích phòng trừ 111 ha.

          - Bệnh sinh lý: Gây hại nhẹ diện tích nhiễm 111 ha.

- Ngoài ra: Sâu đục thân, rầy các loại, chuột hại rải rác.

2. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các xã Đồng Xuân, Thanh Vân, Đông Lĩnh,...; mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ hại phổ biến 0,4 - 4%, cao 6 %. Diện tích nhiễm 54 ha.

- Rầy xanh: Phát sinh và gây hại tại các xã Đồng Xuân, Thanh Vân, Đông Lĩnh,...; mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ hại phổ biến 0,5 - 4%, cao 7%. Diện tích nhiễm 41 ha.

- Bệnh thối búp: Phát sinh và gây hại tại các xã Đồng Xuân, Thanh Vân, Đông Lĩnh,..; mức độ hại nhẹ . Tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 4%, cao 6 %; Diện tích nhiễm 54 ha.

- Ngoài ra: Nhện đỏ, bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 8/2018:

1. Trên lúa mùa:

Đối với vụ mùa, tháng 8 được xác định là tháng cao điểm trong phòng trừ sâu bệnh, một số đối tượng sâu bệnh có nguy cơ gây hại mạnh như sau:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 nở rộ từ ngày 30/7/2018 trở đi, gây hại trên trà sớm giai đoạn đứng cái - làm đòng từ đầu đến giữa tháng 8/2018, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.  Trên trà trung, sâu cuốn lá nhỏ đang chuyển lứa, phát dục chậm hơn 7 - 10 ngày so với trà sớm. Diện tích dự kiến cần phòng trừ khoảng trên 1300 ha, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sâu chuyển lứa trong đợt cao điểm tháng 8.

- Trong tháng 8, thời tiết tiếp tục có dông lốc, mưa lớn, nắng mưa xen kẽ thuận lợi cho một số bệnh tiếp tục phát sinh:

+ Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các xã cần lưu ý: Lương Lỗ, Mạn Lạn, Đông Lĩnh, Thanh Vân, Đồng Xuân, Yển Khê,…

- Bệnh sinh lý: Cây lúa chuyển sang giai đoạn đứng cái - làm đòng rất mẫn cảm, bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng trũng ứ đọng nước, ruộng hẩu, ruộng dộc chua,... Các xã cần lưu ý: Đồng Xuân, Thanh Vân, Thanh Xá, Đông Lĩnh,....

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh dễ phát sinh gây hại, nhất là trên những diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, trên giống nhiễm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, TBR225, Thiên ưu 8, GS9,...). Các xã cần lưu ý: Lương Lỗ, Mạn Lạn,  Thanh Vân, Đồng Xuân, Yển Khê, Vân Lĩnh,…

- Sâu đục thân hai chấm, cú mèo, năm vạch: Gây hại nhẹ trên trà sớm trỗ vào cuối tháng 8, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình.

- Chuột: Gây hại trên các trà lúa mùa khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ.

- Ngoài ra: Rầy các loại tiếp tục tích lũy mật độ gây hại rải rác.

2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp hại rải rác.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:

1. Trên lúa vụ mùa:  

- Tiếp tục chỉ đạo phòng trừ bệnh Lùn sọc đen và Vàng lụi hại lúa vụ mùa.

- Tăng cường điều tra DTDB trên đồng ruộng, tham mưu kịp thời các biện pháp phòng trừ có hiệu quả.

- Áp dụng kỹ thuật SRI: Chăm sóc, bón phân đón đòng đúng thời điểm.

- Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh:

+ Sâu cuốn lá nhỏ:  Tổ chức phòng trừ sâu non lứa 5 khi mới nở. Khi ruộng lúa có mật độ sâu cao trên 20 con/m2 (giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng) hoặc trên 50 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Clever 300WG, Chetsau 100 WG, Bafurit 5 WG, Emacao 7.5 WG, Hd-Fortuner 150EC, Dylan 10WG, Rigell 800WG, Emagold 6.5WG, Tasieu 5WG,  Danobull 50W,...), pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

+ Bệnh sinh lý: Tiến hành làm cỏ sục bùn để cung cấp oxi cho bộ rễ lúa hoạt động, bón bổ sung lân và vôi bột để lúa nhanh hồi phục hoặc sử dụng các chế phẩm có trên thị trường ví dụ như: XO Sogan Siêu ra rễ, XO Siêu lân, hoặc một số loại phân bón qua lá, để phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc anphacol 70 WP,…

+ Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC,... .

+ Các đối tượng khác:  Cần chú ý theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ theo thông báo tuần của Trạm Trồng trọt và BVTV.

2. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

 Nơi nhận:

- TTHU (b/ c);

- UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục TT& BVTV (b/c);

- Các ban ngành(P/H);

- 27 xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

TRƯỞNG TRẠM

 

 

 

 

                 Nguyễn Bá Tân