Bệnh gây hại trên lá, cành và quả. Trên lá non vết bệnh ban đầu chỉ là vết chấm nhỏ mầu vàng, sau đó lớn dần và có mầu nâu hồng, mặt trên vết bệnh nổi gờ lên, trong khi đó mặt dưới của lá vết bệnh bị lõm vào. Bị bệnh nhẹ các vết bệnh tách rời nhau, nhưng khi bị bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau thành từng đám và lá bị biến dạng.
Trên thân, cành vết bệnh thường lớn hơn, chúng thường liên kết với nhau thành đám làm cho canh thường bị chết khô. Phần thân dưới vết bệnh thường nảy nhiều chồi. Trên quả vết bệnh ban đàu nhỏ như những u nhọn trên quả non. Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt, các vết bệnh này liên kết với nhau làm cho quả sần sùi, vỏ quả dầy lên và rễ rụng.
|
|
Đặc điểm phát sinh và gây hại của bệnh
Bệnh gây hại trên tất cả các giống, các giống cam, chanh thường bị bệnh nặng hơn bưởi. Tại các ùng cam ở các tỉnh phía Bắc bệnh bắt đầu phát sinh và gây hại vào mùa xuân, gây hại nặng vào mùa hè và mùa thu. Điều kiện lạnh trong mùa đông không thích hợp cho bệnh phát triển. ẩm độ không khí cao và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh lây lan và gây hại. Bệnh xâm nhập chủ yếu vào các mô còn non, do vậy quả non và lá non thường rễ bị bệnh hơn các lá già và quả đã lớn.
|
Biện pháp phòng trừ
Sau khi thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn cây, cắt bỏ các cành lá bị bệnh và tiêu huỷ. Với các vườn thời kỳ kiến thiết cơ bản và trong vườn ươn cần tiến hành cắt bỏ và thu gom lá, thân cạnh bị bệnh và tiêu huỷ khi bắt đầu mùa xuân.
Tỉa cành tạo tán để tán cây thông thoáng. Khi cây bị bệnh có thể phun thuốc Boóc đô 1 %, Ben lat 50 WP nồng độ 0,2 % cho cây. Liều lượng nước thuốc từ 600 - 800 lít/ ha tuỳ thuộc vào vườn cây lớn hay nhỏ.
|