Thứ Sáu, 10/1/2025
Kết quả hoạt động Dự án Đào tạo và phát triển IPM chè ở tỉnh Phú Thọ
Gửi bài In bài
      Trong 3 năm, từ 1999 - 2001, được sự giúp đỡ của tổ chức CIDSE, Chi cục BVTV Phú thọ đã tổ chức triển khai toàn diện các hoạt động được thoả thuận trong dự án “Đào tạo và phát triển IPM chè” mã số V204.

1. Khoá đào tạo giảng viên kỹ thuật (t.o.t):
 Đào tạo cho tỉnh Phú thọ 20 giảng viên IPM là cán bộ trạm BVTV, trạm Khuyến nông và phòng Nông nghiệp từ 6 huyện vùng dự án trong tỉnh, trong đó có 13 nam và 7 nữ. Ngoài ra khoá học còn đào tạo được 9 giảng viên IPM cho 4 tỉnh Hà giang, Tuyên quang, Yên bái và Lâm đồng.

2. Lớp huấn luyện nông dân: mở được 62 lớp huấn luyện nông dân của 38 xã trồng nhiều chè trong 6 huyện vùng dự án, trong đó: Số lớp do giảng viên kỹ thuật huấn luyện là 39 và số lớp do giảng viên nông dân huấn luyện nông dân là 23. Tổng số hộ nông dân được huấn luyện là 1.550, trong đó tỷ lệ người nghèo là 87% và số học viên nông dân là nữ chiếm 78%.

3. đào tạo giảng viên nông dân: tổ chức 3 khoá đào tạo GVND tổng số 84 người, đây là các học viên ưu tú có kết qủa học tập cao tại các lớp HLND, có uy tín và được cộng đồng bầu chọn khách quan. Thời gian cho mỗi khoá học từ 10 - 12 ngày

4. đào tạo nâng cao cho giảng viên ipm: Thực hiện 4 khoá đào tạo nâng cao cho 119 lượt GVND tham gia. Thực hiện 1 khoá đào tạo về phương pháp giáo dục phi chính quy cho 40 GVND. Đào tạo về phương pháp xây dựng kế hoạch có sự tham gia cho 40 GVND. tiến hành 7 khoá đào tạo nâng cao với sự tham gia của 185 lượt GVKT. Khoá tập huấn kỹ năng kiểm tra giám sát cho 25 giảng viên IPM và nhóm công tác. Tập huấn về phương pháp xây dựng kế hoạch cho 30 giảng viên kỹ thuật và nhóm công tác dự án. Tập huấn về phương pháp giáo dục phi chính quy cho 30 GVKT và nhóm công tác. Tập huấn phương pháp hướng dẫn nông dân làm khoa học cho 25 GVKT và nhóm công tác. Khoá tập huấn về phương pháp đánh giá ảnh hưởng cho 25 GVKT và nhóm công tác. Khoá tập huấn về phát triển cộng đồng cho 25 giảng viên kỹ thuật và nhóm công tác.

5. Cuộc họp xây dựng kế hoạch nông dân cấp huyện: tiến hành 15 cuộc họp xây dựng kế hoạch nhóm nông dân cấp huyện cho 6 vùng dự án với 546 lượt người tham gia.

6. cuộc họp kỹ thuật cho nông dân: tổ chức 6 cuộc họp kỹ thuật theo cụm huyện cho 300 lượt nông dân đại diện cho các nhóm tham gia.

7. hoạt động câu lạc bộ sau huấn luyện và ứng dụng ipm trong sản xuất đại trà: Thành lập 25 CLB IPM. Tổ chức sinh hoạt định kỳ với các nội dung: Trao đổi, chia sẻ các kiến thức KHKT nói chung, tổ chức tập huấn, xây dựng vốn quỹ cho hoạt động, triển khai các nghiên cứu, ứng dụng,... Các CLB IPM đã thành lập 64 nhóm nghiên cứu, ứng dụng kết quả chương trình cho 350 hộ nông dân là hội viên các CLB.

8. điều tra p.r.a cho mở lớp: tiến hành điều tra P.R.A ở tất cả các thôn, xã trước khi mở lớp. chọn được học viên theo đúng yêu cầu của dự án: Tỷ lệ người nghèo trong thôn, xã được chọn chiếm 87% (So với chỉ tiêu là >70%); tỷ lệ nông dân nữ theo học là 78% (So với chỉ tiêu nữ là >60%).

9. tín dụng - tiết kiệm: tổ chức 2 nhóm tín dụng thí điểm tại nhóm nông dân IPM xã Hương xạ (Hạ hoà), Minh tiến (Đoan hùng). Đã thống nhất được tổ chức nhóm, cơ chế vay, trả lãi, trả gốc và quản lý sử dụng vốn, lãi.

10. khoá đào tạo  maketing: Cử 5 thành viên tham gia khoá tập huấn Maketing tại Hà nội cho do Văn phòng CIDSE tổ chức. Tại khoá tập huấn đã được hội thảo về thị trường, về thương hiệu hàng hoá, về tiếp thị, ... và đã xây dựng kế hoạch thị trường cho sản phẩm chè hữu cơ Phú thọ.

11. tham gia các hoạt động foodlink: Tham gia 01cuộc hội thảo xây dựng các tiêu chuẩn của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cử 5 người tham gia khoá tập huấn phương pháp ủ phân Compost tại Hà nội do CIDSE tổ chức. Tổ chức 1 khoá tập huấn về phương pháp ủ phân hữu cơ cho 25 giảng viên IPM, nhóm công tác và 3 khoá cho 80 nông dân 3 nhóm nông dân sản xuất chè hữu cơ. Tổ chức 4 nhóm nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ ở 4 xã huyện Thanh ba cho 32 hộ nông dân từ năm 1999. Tổ chức 3 nhóm sản xuất thử nghiệm chè hữu cơ ở 3 xã thuộc 3 huyện: Thanh ba, Đoan hùng, Hạ hoà cho 15 hộ nông dân.

12. cuộc họp tổng kết, xây dựng kế hoạch: tổ chức 3 cuộc họp tổng kết và xây dựng kế hoạch cấp tỉnh với sự tham dự của lãnh đạo các ngành, các cấp, các giảng viên IPM và đại diện các CLB. Tổ chức 12 cuộc họp tổng kết và xây dựng kế hoạch cho 6 huyện vùng dự án với sự tham dự của lãnh đạo huyện, các ban ngành, các xã có trồng chè (cả trong và ngoài dự án), các giảng viên IPM, nông dân IPM và câu lạc bộ. Tổ chức 57 cuộc họp tổng kết và xây dựng kế hoạch các câu lạc bộ tất cả các xã tham gia dự án, với sự tham gia của lãnh đạo xã, các ban ngành, nông dân IPM, GVND và nhiều nông dân khác.

13. thành lập các vườn ươm chè giống do nông dân quản lý: tổ chức được 48 vườn ươm chè giống bằng cành do nông dân quản lý với tổng số trên 1,5 triệu bầu chè giống; trong đó: Kinh phí CIDSE hỗ trợ + nông dân đóng góp 26 vườn; Nông dân tự đầu tư kinh phí là 22 vườn. 190 hộ nông dân của 38 xã trên 6 huyện vùng dự án đã nắm chắc kỹ thuật nhân giống chè bằng cành mà trước đây chỉ có cán bộ kỹ thuật viện nghiên cứu chè đảm nhận. Số nông dân này làm nòng cốt hướng dẫn và tổ chức cho các nông dân khác lập vườn ươm, sản xuất cây giống đạt kết quả tốt, tỷ lệ cây con xuất vườn đều đạt trên 80%, tương đương với cán bộ kỹ thuật viện chè sản xuất.

14. phát triển tài liệu huấn luyện và in ấn tài liệu kỹ thuật cho nông dân: trên 100 bản in cuốn sách “Hướng dẫn sinh thái quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chè” dày 292 trang với 14 chương đã được xuất bản. một cuốn tài liệu mỏng đề cập cụ thể các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất chè đã được xây dựng.

15. tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: đã đưa tin được 10 kỳ trên truyền hình, đăng 21 bài trên báo Phú thọ với nội dung: Nông dân điều tra, thảo luận HST, các điểm trình diễn và các kết quả của dự án; đưa hình ảnh, giới thiệu về phương pháp phát hiện và phòng trừ một số loại sâu bệnh chính trên chè.

16. thăm quan học tập: Tổ chức chuyến thăm quan học tập tại Trung quốc cho lãnh đạo Chi cục (giám đốc dự án), 2 giảng viên IPM cấp tỉnh và 2 nông dân ưu tú trong các nhóm sản xuất chè hữu cơ. Tổ chức 3 chuyến thăm quan trao đổi kỹ thuật tại viện chè với các nhà nghiên cứu, trong đó: 1 chuyến cho 25 giảng viên kỹ thuật và nhóm công tác; 2 chuyến cho giảng viên nông dân và đại diện nông dân các nhóm nghiên cứu ứng dụng, các câu lạc bộ. tổ chức 2 chuyến thăm quan học tập tại Thái nguyên trong đó 1 chuyến cho GVKT, GVND và nhóm công tác, 1 chuyến cho chủ nhiệm câu lạc bộ và đại diện nông dân các nhóm nghiên cứu ứng dụng. tổ chức 4 cuộc thăm quan, trao đổi chéo giữa các xã trong tỉnh cho chủ nhiệm câu lạc bộ, GVND, nông dân đại diện các nhóm nghiên cứu ứng dụng.

17. hoạt động cụm tỉnh: Trong 2 năm 2000 - 2001, nhóm cụm tỉnh đã tổ chức 5 đợt kiểm tra giám sát cho 28 lượt xã trong 6 huyện vùng dự án của tỉnh Phú thọ. Tổ chức 4 cuộc họp kỹ thuật cho giảng viên nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động dự án.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn