Lãnh đạo Chi cục cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra sản xuất tại huyện Thanh Sơn
I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 04/2025:
1. Trên cây lúa
1.1. Trên lúa xuân sớm:
- Bệnh
khô vằn: Diện tích nhiễm 33 ha (nhiễm nhẹ 23,5 ha, trung bình 9,5 ha, nặng 15,1
ha). Diện tích đã phòng trừ 16 ha.
- Bệnh
đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 16,8 ha (nhiễm nhẹ 14,9 ha, trung bình 1,9 ha). Diện
tích đã phòng trừ 1,9 ha.
- Bệnh
bạc lá: Diện tích nhiễm 2,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích đã phòng trừ 0,8
ha.
- Bệnh
sinh lý (vàng lá): Diện tích nhiễm 1,9 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).
1.2. Trên lúa xuân muộn trà 1:
- Bệnh
khô vằn: Diện tích nhiễm 2.334,9 ha (nhiễm nhẹ 1.502,7 ha, trung bình 832,2 ha).
Diện tích đã phòng trừ 890,7 ha.
- Bệnh
đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 281,2 ha (nhiễm nhẹ 275 ha, trung bình 5,7 ha, nặng 0,5
ha). Diện tích đã phòng trừ 57,7 ha.
- Bệnh
bạc lá: Diện tích nhiễm 319,7 ha (nhiễm nhẹ 271,5 ha, trung bình 48,2 ha). Diện
tích đã phòng trừ 48,2 ha.
- Bệnh
đốm sọc vi khuẩn: Diện tích nhiễm 138,8 ha (nhiễm nhẹ 117,2 ha, trung bình 21,6
ha). Diện tích đã phòng trừ 21,6 ha.
- Chuột hại: Diện tích bị hại 278,8
ha (chủ yếu hại nhẹ).
- Bệnh
sinh lý (vàng lá): Diện tích nhiễm 384 ha (nhiễm nhẹ 335,8 ha, trung bình 48,2
ha).
1.3. Trên
lúa xuân muộn trà 2:
- Bệnh
khô vằn: Diện tích nhiễm 1.065,1 ha (nhiễm nhẹ 882,6 ha, trung bình 182,5 ha).
Diện tích đã phòng trừ 57,7ha.
- Bệnh
đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 117,1 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bệnh
đốm sọc vi khuẩn: Diện tích nhiễm 25,6 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Chuột hại: Diện tích bị hại
249,8 ha (chủ yếu hại nhẹ).
- Bệnh
sinh lý (vàng lá): Diện tích nhiễm 507,9 ha (nhiễm nhẹ 495,1 ha, trung bình
12,8 ha). Diện tích phòng trừ 44,4 ha
2. Trên cây ngô xuân:
- Bệnh
khô vằn: Diện tích nhiễm 62,3 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích phòng trừ 37,9
ha.
- Sâu keo
mùa thu: Diện tích nhiễm 93,4 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích phòng trừ 37,9
ha.
- Sâu
cắn lá: Diện tích nhiễm 15,1 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).
3. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Diễn tích nhiễm 427,5
ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bọ xít muỗi: Diễn tích nhiễm 501,4
ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bọ cánh tơ: Diễn tích nhiễm 189,1
ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 05/2025:
1. Trên lúa xuân:
- Bệnh
khô vằn: Trong điều
kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại
trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên
những ruộng bón nhiều đạm, xanh tốt, rậm rạp.
-
Rầy các loại: Trong điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, rất thuận lợi cho rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng
mật độ, gây hại cục bộ trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ
ổ ruộng nặng, có thể gây cháy ổ, cháy chòm trên diện tích lúa đang chín sữa -
chín sáp.
- Bệnh đạo cổ bông: Trong điều kiện mưa ẩm, trời mát, se lạnh về đêm, bệnh có thể xuất hiện và
gây hại rải rác trên cổ bông vào đầu tháng 5, nhất là trên diện tích đã có nguồn
bệnh đạo ôn lá vào cuối tháng 4.
- Bệnh bạc
lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết
có mưa rào kèm theo dông lốc bệnh lây lan rất nhanh, mức độ hại
nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, nhất
là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh.
Ngoài ra: Chuột, sâu đục thân, bọ xít dài gây hại nhẹ rải rác.
2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu
đục thân, đục bắp hại nhẹ đến trung bình. Chuột, rệp cờ hại rải rác.
3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh hại nhẹ.
Bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.
4. Trên
cây ăn quả: Rầy, rệp các loại, nhện đỏ, bệnh chảy
gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.
5. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi tình hình phát sinh
và gây hại của sâu ong hại cây mỡ, sâu xanh ăn lá bồ đề, châu chấu hại tre,
mai, luồng. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm
lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại
gốc gây hại cục bộ.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1.
Công tác chỉ đạo:
- Đây là thời điểm
quyết định đến năng xuất, sản lượng và chất lượng cây lúa vụ xuân, đề nghị UBND
các huyện, thành, thị tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đồng thời phân công, đôn đốc
các thành viên trong Ban chỉ đạo đến cơ sở kiểm tra, hướng dẫn chăm sóc và phòng
trừ kịp các đối tượng SVGH thời theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV,
nhất là (Rầy các loại, Đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn). Tăng
cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở xã, khu dân cư để bà
con nông dân biết, thăm đồng, kiểm tra, phân loại đồng ruộng và phun trừ triệt
để các ổ sâu bệnh đến ngưỡng, không để lây lan trên diện rộng, làm giảm năng suất
cây trồng. Đảm bảo an toàn cho sản xuất vụ Xuân.
2. Kỹ thuật
phòng trừ:
2.1. Trên cây
lúa:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh
hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ:
Saipora Super 350SC, Saizole 5EC, Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil
100SC, Senly 2.1SL, Valivithaco 5SL,...
- Bệnh
bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa rào và giông, cần kiểm tra ngay
đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các
thuốc trừ vi khuẩn trên lúa, ví dụ như: Alpine 80WP/WDG, Starwiner 20WP, ,
Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Avalon 8WP, Sieu Khuan 700
WP...).
- Bệnh
đạo ôn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học (Nhất là
đạm) và thuốc kích thích sinh trưởng. Trong điều kiện thời tiết đang rất thuận
lợi cho bệnh phát sinh và gây hại, cần phòng trừ ngay bằng các loại thuốc có
trong danh mục, ví dụ như: Goldbem 777WP, Antimer-so 800WP, Lúa vàng 20 WP,
Trizole 75 WP, Fu-army 30WP, Ban kan 600WP, Bemgold
750WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP,... . Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần) lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7
ngày.
- Rầy các loại: Khi lúa
bắt đầu trỗ, mật độ rầy cám trên 1.000 con/m2 (trên 25 con/khóm) thì
cần phải phun phòng trừ bằng một trong số số các loại thuốc, ví dụ:
Sherzol 205 EC, Saivina 430SC, A
quinphos 40EC, Butyl 10WP, Comda gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas 50 EC,
Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP, Chess 50WG, …
- Các đối tượng khác: Tiếp tục diệt chuột thường xuyên, theo dõi các đối
tượng khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2. Trên cây ngô xuân: : Chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ
bệnh vượt ngưỡng.
3. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ
búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ
cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC,
Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...
- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%;
có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC,
Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG,
Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ
búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại
chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec
36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...
4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi kinh doanh giai
đoạn quả non - phát triển quả cần chú ý phòng trừ bọ xít, nhện, rệp, bệnh thán
thư, bệnh loét, sẹo,...
- Bọ xít: Hiện nay trong
danh mục thuốc BVTV để phòng trừ cho bọ xít hại
bưởi và cây có múi chưa có, nên tạm thời sử dụng một số thuốc ví dụ như: Aremec 36EC, Reasgant
1.8EC, Bestox 5EC, Sherpa 10EC/25EC,
Cyperan 50EC;10EC;25EC, Fastac 5EC, …
- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Redmite
300SC, Silsau 10WP/6.5EC, Altivi 0.3EC; Catex 1.8EC/3.6EC; Dylan 2EC, Kamai 730EC, SK EnSpray 99 EC, Eska 250EC,
Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...
- Bệnh thán thư: Vệ sinh vườn bưởi, thu dọn các bộ phận bị
bệnh đem tiêu hủy, khi tỷ lệ lộc, lá hại từ 10% thì sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Fungonil 75WP, Amistar® 250 SC, Diboxylin 4SL,
Sucker 2SL, Penncozeb 75WG /80 WP, …
- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon
8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 8SL, ...
Lưu
ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của
địa phương./.