Thứ Tư, 15/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 4, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5 (Số 18/2019). Yên Lập.

Tuần 18. Tháng 5/2019. Ngày 05/05/2019

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 4/2019

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2019

 

 

 

    I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4/2019:

1.     Trên lúa xuân:

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 585,4 ha (Nhiễm nhẹ 254 ha, trung bình 250 ha, nặng 4,4 ha) tại hầu hết các xã, thị trấn; tăng so với cùng kỳ năm trước (CKNT) 585,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 254,4 ha.

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 682 ha (Nhiễm nhẹ 389,3 ha, trung bình 292,7 ha) tại hầu hết các xã, thị trấn; tăng so với cùng kỳ năm trước 154,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 292,7 ha.

- Bệnh đạo ôn: Đạo ôn lá diện tích nhiễm 36 ha chủ yếu là nhiễm nhẹ tại Lương Sơn, Xuân Viên, Đồng Lạc; tăng so với CKNT 36 ha. Bệnh đạo ôn cổ bông diện tích nhiễm cục bộ 0,8 ha chủ yếu nhiễm nhẹ tại xã Lương Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Xuân Thủy.

- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít dài gây hại rải rác.

          2. Trên chè:

          - Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 133,9 ha chủ yếu là nhiễm nhẹ tại Hưng Long, Phúc Khánh; giảm so với CKNT 15,1 ha.

          - Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 262,8 ha chủ yếu là nhiễm nhẹ tại Hưng Long, Phúc Khánh; giảm so với CKNT 3,3 ha.

          - Rầy xanh: Diện tích nhiễm 133,9 ha chủ yếu là nhiễm nhẹ; giảm so với CKNT 44,1 ha

          - Ngoài ra: bệnh phồng lá, bệnh đốm nâu, nhện đỏ gây hại rải rác.

3. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng  hại rải rác. Sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2019:

1. Trên lúa xuân:

- Rầy các loại: Tiếp tục  tích lũy, gia tăng mật độ, gây hại cục bộ trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, gây cháy chòm, cháy ổ trên diện tích lúa đang chín sáp. Các xã cần chú ý: Đồng Thịnh, TT Yên Lập, Xuân
Viên, Phúc Khánh,....

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại, nhất là trên diện tích lúa đang chín sữa đến chín sáp. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, bón phân muộn.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện trời có mưa rào kèm theo dông, lốc, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và gây hại. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các xã cần chú ý: TT Yên Lập, Xuân Viên.

Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ thời tiết, đề phòng trời mát trở lại, kèm theo mưa ẩm, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên diện tích trà lúa muộn đã nhiễm đạo ôn lá. Sâu đục thân, bọ xít dài gây hại khu ruộng ven rừng, đồi gò, ruộng lúa thơm trỗ muộn.

2. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, nhện đỏ hại nhẹ.

3. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng  hại nhẹ. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

Châu chấu tre nở và gây hại trên tre, mai, luồng, trên ngô, cỏ voi, lúa,... các xã, thị trấn đã xuất hiện châu chấu tre gây hại hàng năm cần chú ý.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Nibas 50 EC, Victory 685 EC, Bassa 50 EC ....  Cần lưu ý trên diện tích lúa đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp thì cần phải rẽ băng từ 0,8 - 1m phun kỹ vào gốc lúa.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: TOTAN 20WP, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP,...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần cách nhau 5 ngày).

             Ngoài ra: Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ các ổ bệnh đạo ôn cổ bông, sâu đục thân, bọ xít dài và các đối tượng khác trên cây trồng để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời.

2. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

 

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c);

- Chủ Tịch, các PCT UBND ( B/c);

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ (B/c);

- Các CQ: Văn Phòng HĐND-UBND;

Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài TT-TH;

- UBND các xã, TT ;

- Lưu CQ;

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Nam Giang