Thứ Hai, 20/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 5. dự báo sâu bệnh cuối vụ (Số 07/2020). Thanh Sơn.

Tuần 20. Tháng 5/2020. Ngày 07/05/2020

CHI CỤC  TRỒNG TRỌT  VÀ BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT VÀ BVTV THANH SƠN

 


Số: 07/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Thanh Sơn, ngày 6  tháng 5 năm  2020

      

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại lúa kỳ 6/5/2020

Dự báo sâu bệnh cuối vụ và biện pháp phòng trừ

 

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI:

         1. Rầy các loại:

    * Hiện tại: Rầy các loại gây hại nhẹ, cục bộ trung bình. Mật độ trung bình 120 - 525 con/m2, cao 700 – 1.400 con/m2, cục bộ 2000 - 3000 con/m2 (Cự Đồng, Tất Thắng, Thắng Sơn, …) cá biệt ruộng 5000 – 7000 con/m2 gây cháy còm tại khu đồng Chón xã Cự Đồng. Phát dục chủ yếu T4,5,TT; mật độ trứng rầy phổ biến 14 – 50 ổ/m2, cao 105-280 ổ/m2. Diện tích nhiễm 38,5 ha; trong đó nhiễm nhẹ 32,3 ha, nhiễm trung bình 6 ha, cháy ổ 0,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 6 ha

* Dự báo: Trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục nắng nóng, thuận lợi cho rầy gia tăng mật độ gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, có thể gây cháy chòm, cháy ổ nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Cự Đồng, Tất Thắng, Thắng Sơn, Yên Lương, Yên Lãng, Yên Sơn, Hương Cần,...).

  2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

    * Hiện tại:  Trên đồng ruộng hầu hết các diện tích nhiễm bệnh đã được phòng trừ. Tuy nhiên, trong thời gian phun thuốc phòng trừ gặp mưa nên một số diện tích bệnh vẫn tiếp tục lây lan và phát triển như: Sơn Hùng, Thị trấn Thanh Sơn, Giáp Lai, Thạch Khoán, …  

   * Dự báo: Đề phòng trong điều kiện thời tiết có mưa bão, bệnh tiếp tục lây lan phát triển nhanh, gây hại bộ lá đòng. Mức độ hại nhẹ, cục bộ trung bình trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp.

  3. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại diện rộng ở hầu hết các xã, thị trấn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

* Dự báo: Bệnh khô vằn tiếp tục phát triển lây lan nhanh, gây hại bộ lá đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều phân đạm.

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO, PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

 - Để đảm bảo năng xuất từ nay đến cuối vụ trạm Trồng trọt và BVTV huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo tổ khuyến nông các xã, thị trấn huy động bà con nông dân tăng cường kiểm tra phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, không để sâu bệnh lây lan, gây hại nặng, đặc biệt lưu ý đối tượng rầy các loại gây hại cuối vụ.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ rầy có tác dụng tiếp xúc mạnh đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam: Ví dụ: Basa 50EC, Victory 585 EC, Nibas 50EC,... Khi phun nhất thiết phải rẽ băng rộng từ 0,8 - 1 mét, phun kỹ vào gốc lúa.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...).

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevin 5SC, Vida 5WP...).

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt,…; lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV cần pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì; thu gom và tiêu hủy triệt để bao bì thuốc sau sử dụng./.

 

 Nơi nhận:

- Chi cục TT & BVTV (b/c);

- UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện (p/h);

- UBND các xã và thị trấn (t/h);

- Đài TT huyện (đưa tin);

- Thành viên tổ công tác giúp việc BCĐSX.

- Lưu. bvtv.

TRẠM TRƯỞNG

   Đinh Thanh Bình