Chủ Nhật, 28/4/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 01, dự báo sâu bệnh tháng 2/2021 và BPPT (Số 05/2021). Tân Sơn.

Tuần 6. Tháng 2/2021. Ngày 08/02/2021
Từ ngày: 01/02/2021. Đến ngày: 28/02/2021

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TÂN SƠN

 


Số: 05 /TB - TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

                                                                         

Tân Sơn, ngày 08 tháng 02  năm 2021

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại tháng 01

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 02/2021 và biện pháp phòng trừ

 

 

 


I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 01/2021

1. Mạ xuân muộn: Ngâm ủ - Mới gieo.

2. Ngô đông: Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá gây hại rải rác.

3. Trên chè: Đốn ngủ qua đông.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá, bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô cành, khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc cục bộ trên keo.

 

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 02/2021

1. Trên mạ xuân muộn: Rầy các loại, bệnh sinh lý,... gây hại rải rác; chuột gây hại cục bộ.

2. Trên lúa xuân muộn: Ốc bươu vàng, bệnh sinh lý gây hại nhẹ - trung bình; Rầy các loại, sâu cuốn lá, ... gây hại rải rác; Chuột gây hại cục bộ.

3. Trên cây chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá ... gây hại nhẹ rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô lá, mối hại rải rác trên cây keo, bồ đề.

 

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:

1. Trên mạ: 

- Theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon.

- Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

- Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

2. Trên lúa xuân muộn: Duy trì đủ lượng nước trong ruộng. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ khi lúa đã bén rễ hồi xanh vào thời tiết ấm; không bón thúc đẻ nhánh vào những ngày trời rét, nhiệt độ dưới 150C.

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn kết hợp sử dụng các loại phân bón qua lá có hàm lượng lân cao, nhằm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc phòng trừ bệnh sinh lý cho lúa đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Antracol 70WP, Anvil 5SC, ...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. 

- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ: Boxer 15GR; StarPumper 800WP; Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...), pha và  phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

3. Trên chè: Phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng:

          - Bệnh đốm nâu: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Stop 15WP, Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL,...

          - Bệnh đốm xám: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL, Stifano 5.5SL, Tutola 2.0SL,....

5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bồ đề./.

 

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT HĐND - UBND huyện (b/c);

- Lãnh đạo huyện (Ô. Dũng) (b/c);

- Phòng NN&PNT và các phòng ban liên quan;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

KT.TRẠM TRƯỞNG

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Phùng Xuân Dũng