Chủ Nhật, 19/5/2024

Thông báo tình hình SVGH 7 ngày trên lúa kỳ ngày 12.4.2023 (Số 26/2023). Yên Lập.

Tuần 15. Tháng 4/2023. Ngày 12/04/2023
Từ ngày: 12/04/2023. Đến ngày: 18/04/2023

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV YÊN LẬP

 


Số: 26/TB-TT&BVTV

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Yên Lập, ngày 12 tháng 4 năm 2023

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ

 (Từ ngày 05/4 đến 11/4/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

 

Hiện nay, các trà lúa Xuân đang trong giai đoạn đứng cái – làm đòng – đòng già, thời tiết có mưa phùn, cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường. Qua kết quả điều tra SVGH tuần 15 cho thấy bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn phát sinh, gây hại và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, chuột vẫn tiếp tục gây hại cục bộ. Trạm Trồng trọt và BVTV thông báo kết quả tình hình SVGH, dự báo trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I. MỘT SỐ SVGH CHÍNH VÀ DỰ BÁO:

1. Bệnh đạo ôn lá:

* Hiện tại: Thời tiết trong tuần trời nhiều mây, mưa nhỏ, thiếu nắng, ẩm độ không khí cao. Bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên các trà lúa tại các xã, thị trấn. Một số giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn như: J02, TBR225, BC15, Thái Xuyên 111, nếp,...Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,2 - 1,5%, cao 5,2 - 9,2%, cá biệt 32,5 - 40,5% (trên giống nếp Hưng Yên tại Khu Minh Tiến, Lương Đẩu, Thắng Quê xã Đồng Thịnh). Diện tích nhiễm 7,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 3 ha; nhiễm trung bình: 4,5 ha; nhiễm nặng 0,1 ha; diện tích đã phòng trừ 5,5 ha.

* Dự báo: Dự báo thời tiết trong những ngày tới trời tiếp tục có mưa nhỏ, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giao động từ 18 - 270C. Đây là điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh, nhất là trên những giống mẫn cảm. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy ổ, cháy chòm nếu không được phòng trừ kịp thời hoặc phòng trừ không hiệu quả. Các cần chú ý: Thị trấn Yên Lập, Lương Sơn, Mỹ Lương, Mỹ Lung, Xuân Thủy, Xuân An, Xuân Viên, Đồng Lạc, Đồng Thịnh,...

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các xã, thị trấn. Tỷ lệ bệnh phổ biến 4,2 - 8,5%; cao 14,5 - 22,5%. Diện tích nhiễm 404 ha trong đó diện tích nhiễm nhẹ 285,4 ha, trung bình 118,6 ha. Diện tích đã phòng trừ 118,6 ha.

* Dự báo: Trong thời gian tới cây lúa tiếp tục được bổ sung đạm do bón đón đòng. Bệnh phát sinh, phát triển lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, xanh tốt, bón phân không cân đối, bón thừa đạm.

3. Các đối tượng khác: Chuột hại cục bộ. Rầy các loại, sâu cuốn lá, bệnh sinh lý, sâu đục thân gây hại rải rác.

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

Đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm đến công tác chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại lúa xuân:

- Phân công, đôn đốc thành viên Ban chỉ đạo sản xuất của địa phương, cán bộ chuyên môn cơ sở kiểm tra, hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng kịp thời theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV.

- Tích cực tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, khu dân cư để bà con nông dân biết để thăm đồng, kiểm tra và phun triệt để các ổ sâu bệnh không để lây lan trên diện rộng.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón tất cả các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Trong điều kiện thời tiết đang thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại cần phòng trừ ngay bằng các loại thuốc, ví dụ như: Filia 525SE, Fu-army 30WP/40EC, Lúa vàng 20WP, Trizole 75WP, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP, Nativo 750WG, Difusan 40EC,..., phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá. Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần) lần 1 cách lần 2 từ 5 - 7 ngày.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20% tiến hành phun phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục cho phép. Ví dụ như: Nativo 750WP, Tilt super 300EC, Cavil 60WP, Lervil 50SC, Chevin 5SC,...

- Các đối tượng khác: Tiếp tục diệt chuột thường xuyên, theo dõi các loại SVGH khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trạm Trồng trọt và BVTV trân trọng thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện;

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN huyện;

- Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu./.

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

 

                     

Nguyễn Thị Nam Giang