Thứ Hai, 28/10/2024

THÔNG BÁO Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa (Từ ngày 27/4 đến 03/5/2024, dự báo trong 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ) (Số 16/2024). Tân Sơn.

Tuần 20. Tháng 5/2024. Ngày 03/05/2024
Từ ngày: 27/04/2024. Đến ngày: 03/05/2024

CHI CỤC TT VÀ BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT VÀ BVTV TÂN SƠN

                                                                           

Số: 16 /TB - TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Tân Sơn, ngày 03 tháng 5 năm 2024

 

THÔNG BÁO

Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa

 (Từ ngày 27/4 đến 03/5/2024, dự báo trong 7 ngày tới và biện pháp phòng trừ)

 

Trong những ngày vừa qua (Từ 27/4 - 03/5/2024), trên địa bàn huyện thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa to, dông lốc. Là điều kiện rất bất thuận cho cây lúa sinh trưởng phát triển, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại (SVGH) tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa nếu không được phòng trừ kịp thời và hiệu quả.  

Hiện tại, trên địa bàn huyện, cây lúa đang trong giai đoạn đòng già - trỗ bông - phơi màu, đây là giai đoạn rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại. Qua điều tra đồng ruộng, trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tân Sơn thông báo tình hình dịch hại và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

1. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH

- Rầy các loại: Hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm 162,65 ha. Trong đó nhiễm nhẹ là 120,3 ha, trung bình 42,35 ha.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm nhẹ 141,475 ha. Trong đó nhiễm nhẹ 120,3, nhiễm trung bình 21,175 ha.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh, phát triển và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ, diện tích nhiễm là 73,5 ha.

- Ngoài ra: Chuột, sâu cuốn lá, bệnh thối thân... xuất hiện, gây hại rải rác.

          2. DỰ BÁO THỜI GIAN TỚI

- Rầy các loại: Tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại từ đầu đến giữa tháng 5, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây cháy ổ, cháy chòm.

- Bệnh khô vằn: Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao, nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối.

- Bệnh đạo cổ bông: Trong điều kiện trời mát, se lạnh về đêm, nhất là trên diện tích đã có nguồn bệnh đạo ôn lá bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên cổ bông vào đầu tháng 5

- Ngoài ra: Chuột, sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, ... gây hại rải rác.

          3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

          Tiếp tục thực hiện tốt sự chỉ đạo của UBND huyện tại văn bản số 623/UBND - NN ngày 25 tháng 4 năm 2024, về việc tập trung kiểm tra, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân năm 2024. Tuyên truyền, hướng dẫn bà con thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trừ bệnh kịp thời.

- Rầy các loại: Khi ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.000 con/m2 (20 - 25 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc trừ rầy, ví dụ: Sieuray 250WP, Penalty 40 WG, Superista 25 EC, Nibas 50 EC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh đạo ôn: Diện tích lúa đã bị nhiễm đạo ôn lá, các giống nhiễm đạo ôn như: J02, TBR 225, Nếp, KD18,... bà con cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước khi trỗ từ 5-7 ngày bằng các loại thuốc ví dụ như: Lúa vàng 20 WP, Trizole 75 WP, Fu-army 30WP, Ban kan 600WP, Bemgold 750WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP,... . Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần) lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày.

- Bệnh khô vằn: Bệnh thường hại trên ruộng cấy dày, bón thừa đạm, bón đạm muộn, bộ lá xanh tốt rậm rạp và kết hợp với điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan nhanh và gây hại nặng. Đặc biệt chú ý trên diện tích bị đổ sau mưa dông, lốc xoáy. Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Saipora Super 350SC, Saizole 5EC, Chevin 5SC, Cavil 60WP, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,..., pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Tổ chức diệt chuột tập trung bằng bả sinh học, thuốc hóa học, ... có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... trộn thành bả cùng với thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB…).

- Ngoài ra: Cần chú ý theo dõi chặt chẽ các đối tượng: Bệnh vàng lá, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bọ xít dài... và thực hiện phòng trừ theo thông báo, hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV.

Lưu ý:

- Trên những ruộng bị nhiều đối tượng gây hại thì có thể trộn các thuốc để cùng phun phòng trừ. Bệnh hại nặng thì phun lại lần 2 sau 3 - 5 ngày. Không phun thuốc trừ bệnh cùng phân bón lá. Tranh thủ thời gian tạnh ráo trong ngày  để phòng trừ.

- Đối với diện tích lúa đang trỗ thì cần phun thuốc vào trước 7h sáng và sau 16h30 chiều (tránh thời gian lúa thường phơi màu).

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ liều lượng).

- Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương không vứt bừa bãi ra ngoài môi trường./.

 

Nơi nhận:                 

- Chi cục Trồng trọt và BVTV;

- TT HU, HĐND, UBND huyện; (B/c)

- Lãnh đạo huyện: Ô. Dũng;

- Các phòng ban liên quan;

- BCĐ SX NLN huyện;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.                           

KT.TRẠM TRƯNG

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Phùng Xuân Dũng