Thứ Hai, 28/10/2024

THÔNG BÁO Tình hình sâu bệnh hại tháng 4/2024 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2024 và biện pháp phòng trừ (Số 15/2024). Tân Sơn.

Tuần 20. Tháng 5/2024. Ngày 03/05/2024
Từ ngày: 01/05/2024. Đến ngày: 31/05/2024

  CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TÂN SƠN

 


Số: 15 /TB - TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Tân Sơn, ngày 03  tháng 5 năm 2024

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại tháng 4/2024

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2024 và biện pháp phòng trừ

 


I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4/2024

1. Trên lúa

- Bệnh khô vằn: Phát sinh, phát triển và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm là 75,3 ha. Trong đó, nhiễm nhẹ là 60,1 ha; nhiễm trung bình là 15,2 ha, diện tích đã phòng trừ là 15,2 ha.

- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ mật độ gây hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm 162,7 ha. Trong đó, nhiễm nhẹ 145,6 ha, nhiễm trung bình 17,1 ha, diện tích đã phòng trừ là 17,1 ha.

- Bệnh sinh lý (vàng lá): Gây hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm nhẹ 141,5 ha. Trong đó, nhiễm nhẹ 124, 2 ha, trung bình 17,3 ha, diện tích đã phòng trừ là 17,3 ha.

- Ngoài ra: Chuột, bọ xít dài, bệnh bạc lá, ... gây hại rải rác.

2. Trên ngô: Sâu keo mùa thu hại nhẹ rải rác.

3. Trên chè

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm nhẹ 40,2 ha.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm nhẹ 53,6 ha. 321,3 ha.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm nhẹ 166,1 ha.

- Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp, nhện đỏ, ... gây hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu ong ăn lá mỡ.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2024

1.     Trên lúa

- Bệnh khô vằn: Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao, nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối.

- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ mật độ và gây hại từ đầu đến giữa tháng 5, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây cháy ổ, cháy chòm.

- Bệnh đạo cổ bông: Trong điều kiện trời mát, se lạnh về đêm bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên cổ bông vào đầu tháng 5, nhất là trên diện tích đã có nguồn bệnh đạo ôn lá.

- Ngoài ra: Chuột, sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, ... gây hại rải rác.

2. Trên ngô xuân: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ, bệnh đốm lá, khô vằn, sâu đục thân, đục bắp, ... gây hại rải rác.

3. Trên chè: Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện đỏ gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp, ... gây hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh chết héo, bệnh khô lá, bệnh đốm lá, rệp, bọ trĩ phát sinh gây hại rải rác trên cây bồ đề, keo, bạch đàn, cây quế. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo. Sâu ong gây hại trên cây mỡ, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

1. Trên lúa xuân

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Saipora Super 350SC, Saizole 5EC, Chevin 5SC, Nativo 750WG,Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 3SL, Help 400 SC,...

- Rầy các loại: Khi cây lúa bắt đầu trỗ mật độ rầy cám trên 1.000 con/m2 (trên 25 con/khóm) thì cần phải phun phòng trừ một số loại thuốc, ví dụ: Sherzol 205 EC, Butyl 10WP, Comda gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas 50 EC, Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP,  Chess 50WG, …

- Bệnh đạo ôn: Đối với diện tích lúa đã nhiễm đạo ôn lá cần phun phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa thấp thoi trỗ vào đầu tháng 5 và phun lại lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn, sử dụng bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Lúa vàng 20 WP, Trizole 75 WP, Fu-army 30WP, Ban kan 600WP, Bemgold 750WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP,... . Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần) lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày. 

          - Chuột: Tiếp tục diệt chuột ở những khu, cánh đồng chuột còn gây hại mạnh.

            2. Trên cây ngô xuân

- Sâu keo mùa thu: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số thuốc có hoạt chất trừ sâu keo mùa thu như: Emamectin benzoate, Indoxacarb, Lufenuron,... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3 - 5 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

3. Trên chè: Chăm sóc chè, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi, điều tra, phát hiện những diện tích sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu ong ăn lá mỡ, sâu bệnh hại trên cây quế, ... để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

  Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT HĐND - UBND huyện (b/c);

- Lãnh đạo huyện (Ô. Dũng) (b/c);

- Phòng NN&PNT và các phòng ban liên quan;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

KT.TRẠM TRƯỞNG

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Phùng Xuân Dũng