Thứ Hai, 29/4/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 8, dự báo sâu bệnh tháng 9 năm 2018- Lâm Thao (Số 19/2018). Lâm Thao.

Tuần 36. Tháng 9/2018. Ngày 07/09/2018
Từ ngày: 01/09/2018. Đến ngày: 30/09/2018

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 8/2018

DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 9 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2018:

Trong tháng 8, các đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trên quy mô rộng ở cả hai trà lúa, cụ thể như sau:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:  Gây hại trên quy mô rộng ở cả hai trà lúa từ đầu đến giữa tháng 8, mức độ hại nhẹ  đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng. Tổng diện tích nhiễm cả hai trà là 2.346,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ: 780,8 ha, nhiễm trung bình: 656,6 ha, nhiễm nặng: 909,2 ha. Tổng diện tích phòng trừ: 1.710,2 ha, trong đó phòng trừ lần 1 là 1.655,9 ha, lần 2: 63,3 ha.

2. Bệnh khô vằn: Gây hại trên quy mô rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt, rậm rạp, ruộng bón nhiều phân đạm. Tổng diện tích nhiễm cả 2 trà là 584,9 ha, trong đó nhiễm nhẹ là 368,1ha,  nhiễm trung bình là 160,5 ha, nhiễm nặng 56,3 ha. Tổng diện tích phòng trừ là 234,3ha, trong đó phòng trừ lần 1: 216,9ha; lần 2:  17,4 ha)

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Gây hại nhẹ trên cả hai trà lúa từ giữa đến cuối tháng 8. Tổng diện tích nhiễm là 38,8 ha (nhiễm nhẹ). Diện tích phòng trừ là 38,8 ha, trong đó phun phòng trừ lần 2 là 9,6 ha.

4. Sâu đục thân: Gây hại trên cả hai trà lúa, mức độ gây hại nhẹ. Tổng diện tích có mật độ trứng cao là 45,4 ha, trong đó nhiễm nhẹ  9,6 ha; nhiễm trung bình: 35,8 ha. Tổng diện tích phòng trừ: 35,8 ha.

5. Chuột: gây hại cục bộ, mức độ hại nhẹ trên những diện tích ven đồi gò, gần trang trại. Tổng diện tích nhiễm 19,6ha (nhiễm nhẹ).

* Ngoài ra: Bệnh vàng lá sinh lý, rầy các loại gây hại nhẹ.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CUỐI VỤ MÙA 2018:

Thời gian từ nay đến cuối vụ không còn nhiều, cần tập trung theo dõi và phòng trừ một số đối tượng sâu, bệnh hại kịp thời trên trà lúa mùa trung, đảm bảo an toàn cho sản xuất, cụ thể như sau:

1. Rầy các loại: Rầy lứa 6 đang gia tăng mật độ, gây hại nhẹ - trung bình, chủ yếu trên trà lúa mùa trung giai đoạn chín sữa- chín sáp. Mật độ phổ biến từ 600 - 800 con/m2, cao từ 2000 - 2500con/m2, phát dục rầy chủ yếu tuổi 4, 5, TT. Cục bộ ổ 4.000 con/m2 (các xã: Cao Xá, Tứ Xã). Mật độ ổ trứng trung bình từ 20 - 60 ổ/m2, cao từ 120 - 200 ổ/m2, cá biệt 400 ổ/m2 (Cao Xá).

* Dự báo: rầy trưởng thành tiếp tục đẻ trứng trong vài ngày tới với mật độ rất cao, rầy cám sẽ nở rộ và gây hại trên lúa mùa trung giai đoạn ngậm sữa, chắc xanh đến đỏ đuôi, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ rất nặng có thể gây cháy chòm, ổ nếu không phòng trừ kịp thời hoặc phòng trừ không đúng kỹ thuật. Các xã cần chú ý: Cao Xá, Tứ Xã, TT Lâm Thao, Hợp Hải …

2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Hiện tại bệnh gây hại rải rác ở hầu hết các xã, cục bộ bệnh phát triển và gây hại mạnh trên một số diện tích lúa mùa trung có bộ lá xanh tốt, rậm rạp, những chân ruộng trũng, hẩu. Mức độ gây hại nhẹ, cục bộ trung bình đến nặng.

* Dự báo: Trong vài ngày tới dự báo sẽ có mưa liên tục do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tạo điều kiện cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn lây lan nhanh và gây hại bộ lá đòng. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng gây cháy toàn bộ lá đòng nếu không phòng trừ kịp thời.

Ngoài ra: Bệnh khô vằn gây hại cục bộ ở diện hẹp trên diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp, ruộng bị đổ.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

+ Rầy các loại: Chỉ phun thuốc trên những ruộng có mật độ rầy cám >1500 con/m2 (30 con/khóm) bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC... Có thể hỗn hợp với 1 trong các loại  thuốc lưu dẫn như: Actara25WG , Admire 0,50EC… để tăng hiệu quả phòng trừ. Chú ý Phun phải rẽ băng nhỏ 0,8-1m và phun kỹ xuống dưới gốc để cho thuốc tiếp xúc được với con rầy.

+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng bị bệnh cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu ví dụ: Starwiner 20WP, Novaba 68WP,….). Những diện tích có tỷ lệ lá hại trên 20%, cần phun kép lại sau 5-7 ngày bằng các loại thuốc trên.

Ngoài ra: Cần phun phòng trừ các ổ bị bệnh khô vằn gây hại bằng các loại thuốc đặc hiệu.

Lưu ý: Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Sau khi sử dụng thuốc BVTV phải thu gom vỏ, bao bì để đúng nơi quy định của xã, thị trấn.

Nơi nhận:

- T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục BVTV (b/c);

- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;

- UBND, HTX, tổ KN các  xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

TRẠM TRƯỞNG

                                    

     Đặng Thị Thu Hiền