Chủ Nhật, 28/4/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 10, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 11 và BPPT (Số 40/2018). Tân Sơn.

Tuần 45. Tháng 11/2018. Ngày 07/11/2018
Từ ngày: 01/11/2018. Đến ngày: 30/11/2018

CHI CỤC TT VÀ BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT VÀ BVTV TÂN SƠN

                                                                          

Số: 40/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Tân Sơn, ngày 05 tháng 11 năm 2018

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 10/2018

                            Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 11/2018

 


I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2018:

1. Trên lúa mùa:

Bệnh khô vằn: Gây hại trên diện tích lúa muộn, diện tích nhiễm 73 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

2. Trên cây chè:

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 329,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 200 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 116 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Ngoài ra: Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, thối búp phát sinh và gây hại rải rác.

3. Trên cây ngô đông: Bệnh huyết dụ, sâu xám hại nhẹ rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề, bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2018:

1. Trên cây ngô đông: Sâu cắn lá, sâu xám, chuột, bệnh sinh lý hại nhẹ.

2. Trên cây rau: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh thối nhũn hại nhẹ.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ. Bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề hại nhẹ. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá hại nhẹ. Sâu ăn lá, bọ xít, rệp gây hại rải rác trên keo.

III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên ngô đông: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun trừ sâu, bệnh khi diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

2. Trên rau: Tiếp tục triển khai trồng rau vụ đông, làm đất kỹ, bón đủ phân chuồng, sử dụng giống không nhiễm sâu bệnh, chăm sóc theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau, trong đó lưu ý:

- Sâu tơ: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn cây con) hoặc trên 30 con/m2 (khi cây lớn), sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Dompas 20SC, Comda gold 5WG, Pesieu 500SC, Trutat 0.32EC,

- Sâu xanh: Khi mật độ sâu trên 6 con/m2, sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Caltex 1.8 EC,...

- Bệnh sương mai: Phun khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc như: Zineb Bul 80WP, Champion 77WP, Dipomate 80WP, Ortiva 560SC, Novistar 360WP, Thumb 0.5SL, DuPont Kocide 46.1WG, Stifano 5.5SL, ....

- Bệnh thối nhũn: Phun khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc như: PN - balacide 32WP, Starner 20WP, Oxycin 100WP, Visen 20SC, Kaisin 100WP, Agrilife 100 SL, DuPontTM Kocide 46.1 WG, Stifano 5.5SL, Saipan 2SL,..

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi diễn biến của sâu bệnh hại, đặc biệt là sâu xanh ăn lá bồ đề để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:                 

- Chi cục Trồng trọt và BVTV;

- TT HU, HĐND, UBND huyện;  (B/c)

- Lãnh đạo huyện: Ô. Yến;

- Các phòng ban liên quan;

- BCĐ SX NLN huyện;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.                           

TRẠM TRƯNG

 

 

 

 

Nguyễn Hoài Linh