Thứ Sáu, 3/5/2024

Thông báo sâu bệnh kỳ 28 (Số 28/2019). Tân Sơn.

Tuần 28. Tháng 7/2019. Ngày 09/07/2019
Từ ngày: 08/07/2019. Đến ngày: 14/07/2019

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BVTV TÂN SƠN

 


Số: 28/TBK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

Tân Sơn, ngày 09 tháng 7 năm 2019

 

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 08/7/2019 đến ngày 14/7/2019)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Nhiệt độ trung bình: 32 - 350C. Cao: 380C. Thấp: 300C.

Độ ẩm trung bình: 75 - 85%, Cao: 95%. Thấp: 70%.

Lượng mưa: tổng số: ……………………………………..

Nhận xét khác: Đầu tuần thời tiết nắng nóng. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác

- Chè: Diện tích: 1.614 ha ; Giống: …..; GĐST:  Phát triển búp.

- Trên bồ đề: Phát triển thân lá.

- Vụ mùa 2019:

+ Lúa mùa: Giống: Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, CT16, CT16, TƯ 8,KD, ...; GĐST: Mới cấy – bén rễ, hồi xanh.

 

II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tên dịch hại và thiên địch

Mật độ/tỷ lệ (con/m2/%)

Tuổi sâu hoặc cấp bệnh phổ biến

TB

Cao

Lúa mùa trung; GĐST: Mới cấy – bén rễ, hồi xanh.

Ốc bươu vàng

0.5

4.0

 

Chè: GĐST: Phát triển búp

Bệnh đốm nâu

0.8

4.0

 

Bọ cánh tơ

1.1

8.0

 

Bọ xít muỗi

1.5

8.0

 

Nhện đỏ

2.7

12

 

Rầy xanh

1.2

8.0

 

Bồ đề; GĐST: Phát triển thân lá

 Sâu xanh

 

 

 


III. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU

Tên dịch hại và thiên địch

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tổng số cá thể điều tra

Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh

Mật độ hoặc  chỉ số

Ký sinh (%)

Chết tự nhiên (%)

1

2

3

4

5

6

N

TT

Trung bình

 

Cao

 

Trứng

 

Sâu non

 

Nhộng

 

TT 

Tổng số

 

0

1

3

5

7

9

 

 

Ốc bươu vàng

Lúa mùa trung; GĐST: Mới cấy – bén rễ, hồi xanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

4.0

 

 

 

 

 

 

Bệnh đốm nâu

Chè: GĐST: Phát triển búp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.8

4.0

 

 

 

 

 

 

Bọ cánh tơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

8.0

 

 

 

 

 

 

Bọ xít muỗi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

8.0

 

 

 

 

 

 

Nhện đỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7

12

 

 

 

 

 

 

Rầy xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

8.0

 

 

 

 

 

 

Sâu xanh

Bồ đề; GĐST: Phát triển thân lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

(Từ ngày 08/7  đến ngày 14/7/2019) 

Số thứ tự

Tên dịch hại

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Mật độ hoặc tỷ lệ (con/m2/%)

Diện tích nhiễm (ha)

DT(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ-  TB

Nặng

Mất trắng

1

Ốc bươu vàng

Lúa mùa trung; GĐST: Mới cấy – bén rễ, hồi xanh.

0.5 - 1

4.0

48.5

48.5

 

 

+ 31.8

16

 

2

Bệnh đốm nâu

Chè: GĐST: Phát triển búp

0.5 - 1

4.0

 

 

 

 

 

 

 

3

Bọ cánh tơ

1 - 2

8.0

200.1

200.1

 

 

+ 84.1

 

 

4

Bọ xít muỗi

1 - 2

8.0

316.1

316.1

 

 

-13.4

 

 

5

Nhện đỏ

2 - 4

12

322.8

322.8

 

 

+322.8

 

 

6

Rầy xanh

1 - 2

8.0

116

116

 

 

-6.7

 

 

7

Sâu xanh

Bồ đề;GĐST: Phát triển thân lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1): Diện tích nhiễm tăng (+), giảm (-) so cùng kỳ năm trước.


V. NHẬN XÉT:

*Tình hình dịch hại:

- Lúa mùa: Ốc bươu vàng gây hại nhẹ - trung bình.

- Trên chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít muỗi gây hại nhẹ; Bệnh đốm nâu gây hại rải rác.

- Trên cây lâm nghiệp:                                                                        

+ Sâu xanh hại bồ đề: Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trên địa bàn có mưa to và gió lớn nên đã làm giảm đáng kể mật độ sâu non mới nở. Hiện tại sâu xanh chỉ gây hại rải rác trên các rừng bồ đề.

* Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới :

- Trên lúa mùa:  

+ Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại trên lúa mới cấy, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình.

+ Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

+ Chuột: Gây hại trên lúa mùa sớm khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ.

+ Ngoài ra: Sâu đục thân hại rải rác.

 

- Trên Ngô: Theo dõi chặt chẽ sâu keo mùa thu.

          - Trên chè: Bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám gây hại nhẹ; Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cách tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ - trung bình.

- Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình sâu xanh gây hại trên bồ đề.

* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ :

- Trên lúa: Áp dụng kỹ thuật SRI: Bón lót phân chuồng hoai mục, phân lót đầy đủ, cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh, cấy nông tay, mật độ 35 - 40 dảnh/m2; chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng tốt. Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh: Ốc bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, ...

+ Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng (ví dụ: Boxer 15GR; StarPumper 800WP; Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...).

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng DTDB chính xác sâu non lứa 5 gây hại cuối tháng 7. Phun thuốc khi ruộng lúa có mật độ sâu non cao trên 20 con/m2 (Ví dụ như: Clever 300 WG, Hd-Fortuner 150 EC, Rigell 800 WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR, Bemab 52 WG...).

+ Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột + 10-15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...

+ Tổ chức diệt chuột tập trung vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ (cuối tháng 7). Diệt chuột bằng bả sinh học, thuốc hóa học, ... có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... trộn thành bả cùng với thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB…).

- Trên Ngô:

+ Sâu keo mùa thu: Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Sử dụng thuốc khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Hiện tại, trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc trừ Sâu keo mùa thu nên tạm thời cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số hoạt chất được sử dụng đến hết ngày 31/12/2019 để trừ Sâu keo mùa thu như: Hoạt chất Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Emamectin benzoate, Indoxacarb, Lufenuron. Ví dụ  thuốc: Clever 300 WG; Dupont TM  Ammate CR ;  Indocar 150SC; Match R 050EC; ....

- Trên cây chè: Vệ sinh, tạo độ thông thoáng trong nương chè, bón phân, chăm sóc và phòng trừ  sâu bệnh vượt ngưỡng gây hại.

          + Bệnh đốm nâu: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Stop 15WP, Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL,...

          + Bệnh đốm xám: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL, Stifano 5.5SL, Tutola 2.0SL,....

+ Bọ cánh tơ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Bacillus thuringiensis, (Ví dụ như: Dylan 2EC, Actatoc 200WP, Reasgant 1.8EC,...),... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

+ Rầy xanh: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong Danh mục đăng ký trừ rầy xanh trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Buprofezin, Isoprocarb, (Ví dụ như: Actara 25WG, Trebon 10EC, Applaud 10WP,..),... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

+ Bọ xít muỗi: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Etofenprox,  Emamectin benzoate, (Ví dụ như: Trebon 10EC, Dylan 2 EC...),... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì./.

+ Nhện đỏ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ lá hại trên 30%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ nhện đỏ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Abamectin, (Ví dụ như: Dylan 2EC, Reasgant 1.8EC,...),... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên cây bồ đề, mỡ, keo, nếu phát hiện sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu ong ăn lá mỡ:

- Biện pháp canh tác: Tỉa, dặm, phát cành để cây có khoảng cách hợp lý, bón cân đối các loại phân bón để cây khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu hại.

- Biện pháp thủ công: Huy động chủ rừng tiến hành sử dụng bẫy đèn để bắt và tiêu diệt trưởng thành, thực hiện xới xáo quanh gốc cây (toàn bộ hình chiếu tán lá) để diệt nhộng nhằm hạn chế trưởng thành vũ hóa đồng thời bắt giết trưởng thành, diệt các ổ trứng, giết ổ sâu non mới nở. 

- Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong rừng, đặc biệt là bảo vệ các loài chim ăn sâu để khống chế mật độ sâu hại.

- Biện pháp hóa học: Tổ chức các đội phun tập trung, sử dụng bình phun dạng nước hoặc máy động cơ phun bột phun triệt để các khu rừng bị hại. Tạm thời sử dụng thuốc đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh (Ví dụ: Victory 585 EC, Wavotox 585 EC, Neretox 95 WP,...):

+ Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây tuổi 1 - 2 (cây còn thấp): Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ ví dụ như: Victory 585 EC, Wavotox 585 EC,...

+ Với những diện tích rừng tuổi trên 3 năm, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin ví dụ như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 - 15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.

- Ngoài ra: Cần chú ý theo dõi diễn biến của bệnh khô cành, bệnh chết héo hại keo để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV thì chỉ sử dụng các loại thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc để đúng nơi quy định./.

 

NGƯỜI TỔNG HỢP

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hương

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Hoài Linh

 


Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh tháng 6, dự báo sâu bệnh tháng 7/2019 và biện pháp phòng trừ - 7/2019 Tân Sơn 01/07/2019 31/07/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 27 - 7/2019 Tân Sơn 01/07/2019 07/07/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 26 - 6/2019 Tân Sơn 24/06/2019 30/06/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 25 - 6/2019 Tân Sơn 17/06/2019 23/06/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 24 - 6/2019 Tân Sơn 10/06/2019 16/06/2019
Thông báo sâu bệnh tháng 5, dự báo sâu bệnh tháng 6/2019 và biện pháp phòng trừ - 6/2019 Tân Sơn 01/06/2019 30/06/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 23 - 6/2019 Tân Sơn 03/06/2019 09/06/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 22 - 5/2019 Tân Sơn 27/05/2019 02/06/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 21 - 5/2019 Tân Sơn 20/05/2019 26/05/2019
Thông báo sâu bệnh kỳ 20 - 5/2019 Tân Sơn 13/05/2019 19/05/2019