Thứ Tư, 15/5/2024

Thông báo tình hình SVGH tháng 10. Dự báo tình hình SVGH tháng 11 (Số 81/2020). Đoan Hùng.

Tuần 44. Tháng 10/2020. Ngày 30/10/2020

 CHI CỤC TT&BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM TT&BVTV ĐOAN HÙNG

 


Số: 81/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Đoan Hùng, ngày 30 tháng 10 năm 2020

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại tháng 10

Dự báo tình hình sinh vật hại tháng 11

 

 


I/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRONG THÁNG 10:

1. Trên cây ngô thu đông:

- Sâu keo mùa thu: hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Diện tích nhiễm 43,93 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, sâu xám, chuột, bệnh sinh lý hại rải rác.

2. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: hại nhẹ. Diện tích nhiễm 73,19 ha nhiễm nhẹ.

- Bọ xít muỗi: hại nhẹ. Diện tích nhiễm 66,57 ha nhiễm nhẹ.

- Rầy xanh: hại nhẹ. Diện tích nhiễm 66,57 ha nhiễm nhẹ.

Ngoài ra, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám hại rải rác.

3. Trên cây bưởi:

Ruồi đục quả hại cục bộ. Nhện, bọ xít, rệp các loại, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, sâu đục gốc, đục thân đục cành, bệnh loét sẹo, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư... hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh khô cành khô lá, sâu cuốn lá, sâu kèn, bọ xít, mối hại gốc phát sinh gây hại rải rác trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI THÁNG 11:

1. Trên cây ngô thu đông: Sâu keo mùa thu gây hại hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Rệp cờ, sâu đục thân, bắp, chuột, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn hại rải rác.

2. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả hại nhẹ, cục bộ trung bình. Rệp các loại hại nhẹ. Nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, bệnh muội đen (bồ hóng)... phát sinh gây hại rải rác.

3. Trên cây keo: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên cây ngô thu đông: Tập trung chăm sóc cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

- Sâu keo mùa thu:

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành.  

+ Biện pháp hoá học: Khi mật độ sâu non từ  4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC....

2. Trên cây bưởi: Phun phòng trừ sâu bệnh gây hại có mật độ, tỷ lệ vượt ngưỡng, đảm bảo thời gian cách ly đối với diện tích cho thu hoạch.

- Ruồi đục quả: Dùng chất dẫn dụ côn trùng để thu hút con trưởng thành Ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, Vizubon-P, .... Nếu bị nặng có thể sử dụng một số hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil,...Ví dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC,...

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25%  cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC, Actara 25WG,...

Ngoài ra, cần chú ý theo dõi bệnh thán thư, bệnh loét, bệnh sẹo, sâu ăn lá,...

3. Trên cây lâm nghiệp:

Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh cây keo,... chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- Phòng ban chuyên môn (p/h);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Đỗ Chí Thành