Chủ Nhật, 19/5/2024

THÔNG BÁO Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 7/2021 Dự báo tình hình SVGH tháng 8/2021 và BPPT (Số 33/2021). Tân Sơn.

Tuần 31. Tháng 8/2021. Ngày 06/08/2021
Từ ngày: 01/08/2021. Đến ngày: 31/08/2021

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TÂN SƠN

 


Số: 33/TB - TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                          

Tân Sơn, ngày 06  tháng 8 năm 2021

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 7/2021

Dự báo tình hình SVGH tháng 8/2021 và BPPT

 

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 7/2021

1. Trên lúa mùa trung:

- Ốc bươu vàng: Hại nhẹ, diện tích nhiễm 65 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh sinh lý, chuột… hại rải rác.

2. Trên ngô hè thu: Sâu keo mùa thu hại nhẹ, diện tích nhiễm 9,4 ha.

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Hại nhẹ, diện tích nhiễm nhẹ 385,8 ha.

- Rầy xanh: Hại nhẹ, diện tích nhiễm nhẹ 80,4 ha.

- Nhện đỏ: Hại nhẹ, diện tích nhiễm 241 ha.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề suất hiện và gây hại rải rác

( trưởng thành rải rác theo ánh sáng điện về nhà dân), bệnh chết ngược trên cây keo hại cục bộ.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 8/2021

1. Trên lúa mùa trung.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non gây hại từ đầu tháng 8 trở đi, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá nếu không phòng trừ kịp thời (dự báo quy mô, mức độ gây hại tương đương năm trước).

- Bệnh khô vằn: Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao bệnh tiếp tục phát
sinh, lây lan, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, nhất là trên diện tích lúa đang làm đòng.

- Bệnh sinh lý (vàng lá): Gây hại nhẹ đến trung bình trên những ruộng chua, ruộng làm đất không kỹ...

- Chuột: Tiếp tục gây hại cục bộ những nơi gần đồi gò, khu chợ, dân cư, khu đồng có trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, ven đường lớn có trồng cỏ voi,....

- Sâu đục thân gây hại từ giữa tháng 8 trở đi.

- Rầy các loại: Tiếp tục tích lỹ mật độ gây hại từ cuối tháng 8, đầu tháng 9.

2. Trên cây ngô hè thu: Sâu keo mùa thu hại nhẹ đến trung bình; sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột hại rải rác.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình; bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ sâu xanh ăn lá bồ đề, bệnh khô cành lá, đốm lá, bệnh chết ngược, mối gây hại cục bộ trên cây keo. để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Trên lúa mùa trung:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), trong đó ưu tiên sử dụng biện pháp thủ công, thăm đồng thường xuyên kết hợp vợt bắt, giết trưởng thành, cắt và tiêu hủy lá bị hại để diệt sâu non, nhộng. Kiểm tra, phân loại đồng ruộng, khi mật độ sâu vượt ngưỡng (trên 20con/m2 giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng) có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ (ví dụ thuốc: Clever 300 WG, Comda gold 5WG, SecSaigon 25EC, Netoxin 90 WP, Vayego 200SC, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR,.... ).

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%,
tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC,
Saizole 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco
5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Đối với ruộng lúa nhiễm bệnh vàng lá sinh lý giai đoạn này, có thể sử dụng một trong các loại thuốc chứa nhiều vi lượng kẽm (Zn++) có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như: Antracol 70WP, Nofacol 70WP, …hoặc thuốc Tilt Super 300EC,... hoặc sử dụng các loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ngoài ra: Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

2. Trên cây ngô hè thu: Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, như: Làm sạch cỏ dại để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Sử dụng bẫy bả sinh học, ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành. Khi mật độ sâu non từ  4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC....

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

- Bọ cánh tơ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Bacillus thuringiensis, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Rầy xanh: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong Danh mục đăng ký trừ rầy xanh trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Buprofezin, Isoprocarb,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bọ xít muỗi: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Etofenprox,  Emamectin benzoate,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

4. Trên cây lâm nghiệp:

Tiếp tục theo dõi sâu xanh ăn lá bồ đề để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Khi phát hiện diện tích cần phòng trừ tổ chức các đội phun tập trung, sử dụng máy động cơ phun dạng bột, dạng nước phun bao vây các khu rừng xung quanh các khu đã bị hại.

- Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi: Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ ví dụ như: Victory 585EC, Wavotox 585EC, Vifast 10SC, ...

- Với những diện tích rừng có địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin ví dụ như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 - 15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.

- Ngoài ra: Cần chú ý theo dõi diễn biến của sâu ong ăn lá mỡ, bệnh khô cành, bệnh chết héo hại keo để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT HĐND - UBND huyện (b/c);

- Lãnh đạo huyện (Ô. Dũng) (b/c);

- Phòng NN&PNT và các phòng ban liên quan;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

KT.TRẠM TRƯỞNG

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

Phùng Xuân Dũng


 


Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo sâu bệnh kỳ 31 - 8/2021 Tân Sơn 02/08/2021 08/08/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 30 - 7/2021 Tân Sơn 26/07/2021 01/08/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 29 - 7/2021 Tân Sơn 19/07/2021 25/07/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 28 - 7/2021 Tân Sơn 12/07/2021 18/07/2021
Thông báo sâu bệnh tháng 6, dự báo sâu bệnh tháng 7/2021 và BPPT - 7/2021 Tân Sơn 01/07/2021 31/07/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 27 - 7/2021 Tân Sơn 05/07/2021 11/07/2021
Kết quả điều tra sâu bệnh kỳ 26 - 6/2021 Tân Sơn 28/06/2021 04/07/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 25 - 6/2021 Tân Sơn 21/06/2021 27/06/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 24 - 6/2021 Tân Sơn 14/06/2021 20/06/2021
Thông báo sâu bệnh kỳ 23 - 6/2021 Tân Sơn 07/06/2021 13/06/2021