Chủ Nhật, 19/5/2024

THÔNG BÁO Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 01/2022. Dự báo tình hình SVGH tháng 02/2022 và BPPT (Số 06/2022). Tân Sơn.

Tuần 6. Tháng 2/2022. Ngày 07/02/2022
Từ ngày: 01/02/2022. Đến ngày: 28/02/2022

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV TÂN SƠN

 


Số: 06/TB - TT&BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Tân Sơn, ngày 07  tháng 02 năm 2022

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh hại tháng 01/2022

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 02/2022 và biện pháp phòng trừ

 


I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 01/2022

1. Trên ngô đông: Bệnh khô vằn gây hại rải rác. Tập trung thu hoạch xong.

2. Trên chè: Đốn cuối vụ.

3. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá trên cây bồ đề gây hại nhẹ rải rác. Mối, bệnh chết ngược hại cục bộ trên keo.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 02/2022

1.     Trên lúa:

- Mạ xuân muộn trà 2: Bệnh sinh lý, rầy các loại, ... gây hại rải rác, chuột gây hại cục bộ.

- Lúa xuân muộn trà 2: Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng gây hại nhẹ.

2. Trên ngô xuân: Sâu xám, sâu keo mùa thu gây hại rải rác.

3. Trên chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá gây hại nhẹ.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh chết héo, bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá, bọ trĩ phát sinh gây hại rải rác trên cây bồ đề, keo, bạch đàn, cây quế.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:

1.     Trên cây lúa:

- Diện tích gieo thẳng: Thời gian gieo từ ngày 10-15/02, không gieo mạ khi rét hại (nhiệt độ không khí xuống dưới 150C).

- Đối với diện tích mạ đã gieo: Duy trì ruộng mạ đủ ẩm, đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon, có thể bón thêm tro bếp hoặc phân hữu chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh chuyên dùng để giúp mạ chống rét. Nếu thời tiết ấm (có nắng cả ngày, nhiệt độ không khí xung quanh 200C trở lên), mở nilon 2 đầu luống mạ để thoát khí độc, buổi chiều tối nhiệt độ xuống thấp cần che nilon lại. Trước khi cấy 3-4 ngày cần dỡ bỏ toàn bộ nilon để luyện mạ.

- Với diện tích lúa đã cấy: Duy trì mực nước trong ruộng từ 2-3 cm để giữ ấm chân, tuyệt đối không để ruộng bị hạn, tiến hành bón phân thúc đợt 1 cho diện tích lúa đã hồi xanh với lượng 12 kg NPK-S 12.5.10-14 hoặc bón 3 - 4 kg đạm + 2 - 3 kg Kali cho 1 sào (Lưu ý: Tạm dừng gieo, cấy, bón phân khi nhiệt độ trung bình ngày đêm xuống dưới 150C).

- Diệt chuột: Hiện nay bà con nông dân đã và đang cấy, chuột lúc này đang
ẩn nấp tại các bờ trục đường lớn, khu trang trại chăn nuôi, khu vực nghĩa trang,
trồng cỏ, ... Do đó tổ chức diệt chuột ở những nơi ẩn nấp của chuột lúc này là rất
hiệu quả, giảm thiểu sự gây hại cho vụ. Tổ chức diệt chuột bằng biện pháp thủ
công như: đánh bắt, hun khói, tu nước, quây lưới, .... hoặc diệt chuột bằng bả
sinh học, thuốc trừ chuột hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K
2% DP, Rat-kill 2% DP, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB,....).

2. Trên ngô: Thực hiện phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại có tỷ lệ, mật độ vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

3. Trên chè: Chăm sóc chè, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi và chủ động điều tra, phát hiện những diện tích sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu ong ăn lá mỡ, sâu bệnh hại trên cây quế, ... để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

  Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV (b/c);

- TT HĐND - UBND huyện (b/c);

- Lãnh đạo huyện (Ô. Dũng) (b/c);

- Phòng NN&PNT và các phòng ban liên quan;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

TRẠM TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hoài Linh

 


Thông báo sâu bệnh khác